7 mối nguy tiềm tàng khi đi tắm biển và cách phòng tránh an toàn

7 mối nguy tiềm tàng khi đi tắm biển và cách phòng tránh an toàn

Biển cả có lúc êm đềm, nhưng ẩn chứa ở đó là nhiều mối nguy hiểm mà nếu không cẩn thận, bạn có thể phải trả giá.

132 1 7 Moi Nguy Tiem Tang Khi Di Tam Bien Va Cach Phong Tranh An Toan

Hẳn rồi, chắc ai cũng biết chúng ta không nên dại dột đi tắm biển vào lúc thời tiết xấu. Và chắc ai cũng biết, biển cả cũng có nhiều loài động vật mang khả năng khiến chúng ta gặp nguy hiểm.

Tuy nhiên, vẫn còn đó những mối nguy căng thẳng hơn như thế, có thể khiến bạn mất mạng nếu không cẩn thận.

1. Cát lún

132 2 7 Moi Nguy Tiem Tang Khi Di Tam Bien Va Cach Phong Tranh An Toan

Nghe đến cát lún, hẳn nhiều người sẽ nghĩ đến các hố cát sụt với khả năng nuốt chửng bất kỳ ai đặt chân vào. Đây cũng là ý tưởng được nhiều bộ phim Hollywood khai thác.

Tuy nhiên trên thực tế, câu chuyện ấy gần như chẳng bao giờ xảy ra. Hố cát lún dưới biển quả thực có rất nhiều nước bên trong, nên không thể chịu được trọng lượng lớn. Và khi bạn bước vào, ngay lập tức sẽ chìm dần xuống.

Nhưng các thí nghiệm đã chỉ ra rằng, một hố cát sụt chẳng thể nào "nuốt" được hoàn toàn một người trưởng thành - cùng lắm là đến thắt lưng. Có điều bạn sẽ không dễ để thoát khỏi nó, bởi để rút được chân ra, bạn cần một lực khoảng... 100.000N (đủ để nâng một chiếc ô tô lên giữa không trung).

Vấn đề nguy hiểm nhất của hố cát lún là thủy triều. Việc không thể thoát ra nhanh chóng có thể tạo điều kiện để thủy triều dâng lên và khiến bạn chết đuối. Ngoài ra với trẻ con thì cũng rất nguy hiểm, vì trẻ thường khó bình tĩnh, vùng vẫy nhiều và khiến tình hình trở nên tệ hơn.

Vậy nên trong trường hợp kẹt vào một hố cát lún, hãy tìm cách nằm ngửa ra. Làm vậy, áp lực từ trọng lượng cơ thể sẽ được phân bổ rộng hơn, giúp bạn dễ thoát ra.

2. Sứa thùng - Barrel Jellyfish

132 3 7 Moi Nguy Tiem Tang Khi Di Tam Bien Va Cach Phong Tranh An Toan

Hầu hết các loài sứa đều có độc. Nhưng nếu bạn gặp phải một con sứa thùng, mọi chuyện sẽ rất kinh khủng. Chỉ cần chạm vào xúc tu của chúng, bạn sẽ thấy cảm giác rát bỏng kéo dài đến hàng giờ đồng hồ. Và trong trường hợp có cả một đàn sứa vây quanh, đó là lúc bạn gặp rất nhiều nguy hiểm, có thể chết vì sốc phản vệ.

Thông thường khi biển có sứa, nhà chức trách sẽ có thông báo không tắm biển cho người dân. Tuy nhiên tốt hơn hết là tự chủ động quan sát để tránh gặp rủi ro.

Hiện tượng này được gọi là "cross sea". Dù trông giống như Photoshop nhưng lại là hiện tượng có thật, và còn rất nguy hiểm nữa.

Hiện tượng này xuất hiện khi các dòng biển chảy một hướng, trong khi gió lại tạo ra một dòng chảy theo hướng khác. Khi giao nhau, chúng tạo ra những khu vực rất nguy hiểm, có thể nhấn chìm cả tàu thuyền. Vậy nên nếu thấy biển có hình dạng như vậy, hãy tránh cho thật xa ra.

4. Bọ chét cát

132 4 7 Moi Nguy Tiem Tang Khi Di Tam Bien Va Cach Phong Tranh An Toan

Trên đời có loài bọ chét như vậy đấy bạn ạ. Thường thì chúng không gây nguy hiểm cho con người, nhưng có thể gây ra sự khó chịu nhất định. Vết cắn sẽ gây ngứa ngáy, đỏ ứng, và hơi đau.

Vấn đề quan trọng nhất là chúng thường đi thành đàn. Thử nghĩ người bạn bị cả trăm con bâu lên xem, chắc chắn là không thể chịu nổi.

Cụm từ "bọ chét cát" cũng được dùng để chỉ một số loài côn trùng sống trong cát - như bọ jigger, và chúng có thể gây ra nguy hiểm. Loài vật này khi cắn có thể chui thẳng vào da rồi đẻ trứng, giống như loài "cái ghẻ" vậy.

5. Dòng ngược - Rip current

132 5 7 Moi Nguy Tiem Tang Khi Di Tam Bien Va Cach Phong Tranh An Toan

Dòng ngược được hình thành bởi nhiều nguyên nhân - đặc điểm địa hình, thời tiết... tạo ra một dòng chảy ngược từ bờ ra ngoài. Tốc độ của dòng ngược có thể rất lớn, đến mức chỉ cần lọt vào thôi là đủ để cuốn trôi xa tít khỏi bờ mà chẳng ai có thể thoát được nếu tìm cách bơi ngược lại.

Cách duy nhất trong tình huống này là phải thật bình tĩnh, và bơi theo chiều ngang, song song với bờ.

6. Những đợt sóng "nuốt người"

132 6 7 Moi Nguy Tiem Tang Khi Di Tam Bien Va Cach Phong Tranh An Toan

Khi biển động, có thể xuất hiện nhiều đợt sóng cực lớn, có thể nuốt chửng cả người bơi. Trong tình huống đó, bạn cần lặn xuống, đợi cho đến khi đợt sóng qua đi. Nếu cố gắng chống lại nó, bạn có thể bị uống khá nhiều nước và rơi vào tình trạng hoảng loạn.

Nhìn chung khi bơi về bờ, hãy thường xuyên nhìn về phía sau. Mỗi lần thấy sóng ập đến, hãy lặn xuống là được.

7. Bị cuốn ra xa bờ

132 7 7 Moi Nguy Tiem Tang Khi Di Tam Bien Va Cach Phong Tranh An Toan

Khi bị cuốn ra quá xa bờ, hoặc vô tình bơi ra quá xa và cảm thấy lạnh, đừng cố gắng quay trở lại ngay lập tức. Thay vào đó, hãy từ từ và chậm rãi. Để ngăn cơ thể mất nhiệt, hãy thả lỏng cánh tay, kiểm soát hơi thở, cử động tay chân ít thôi. Khi cảm thấy hồi sức, hãy bắt đầu bơi ngược trở lại.

 

Nguồn: cafef

 


© 2024 | Tạp chí NƯỚC ĐỨC



 

Bài liên quan