Con gái đồng nghiệp của tôi từ nhỏ đã nghịch ngợm hơn nên vợ chồng cô ấy rất nghiêm khắc trong kỷ luật, đôi khi sẽ phát cáu và mắng mỏ con vì những vấn đề nhỏ nhặt. Dưới môi trường giáo dục này, bé trở nên trầm tính và ít nói hơn.
Cô bé hay nể nang trước mặt bố mẹ, thậm chí không muốn hòa đồng với họ, mỗi khi về nhà, bé thường ở trong phòng, không chịu ra ngoài. Khi cha mẹ muốn giao tiếp với cô, cô luôn tránh sang một bên và không muốn để ý đến.
Tuy nhiên, giáo viên ở trường luôn nói với bố mẹ cô bé rằng con gái họ rất hay cáu gắt ở trường, thậm chí không muốn cho người khác đến gần và hay sẽ mất bình tĩnh. Khi đó, vợ chồng đồng nghiệp của tôi nhận mới ra mức độ nghiêm trọng của vấn đề và họ thực sự lo lắng. Họ đưa con gái đi khám bác sĩ và được kết luận là cháu bị sang chấn tâm lý, cần can thiệp tâm lý nhất định để giúp hồi phục.
Trên thực tế, tình huống này rất phổ biến trong cuộc sống. Một số cha mẹ luôn cảm thấy rằng mình phải duy trì sự uy nghiêm của bậc làm cha làm mẹ, họ muốn con cái nghe lời. Khi không thể, họ sẽ chọn dùng vũ lực hoặc lời nói ác ý để xả giận hay trợ giúp cho mục đích của mình nhưng lại làm con bị tổng thương.
Như bé gái kể trên, ở nhà với bố mẹ bé trông rất ngoan và hợp lý, nhưng "vết thương" mà em phải chịu đựng trong lòng lại mang đến một số tác động tiêu cực. Phổ biến nhất là hai loại sau:
Loại thứ nhất: vấn đề tâm lý
Cha mẹ dễ nổi giận và có thể khiến con cái sợ hãi. Bất cứ điều gì nhỏ nhặt cũng có thể khiến chúng lo lắng. Các em sẽ có tâm lý sợ hãi, chối bỏ cha mẹ, không hòa hợp với họ, dẫn đến tình cảm cha mẹ - con cái bị xa lánh.
Thứ hai, trong tình huống này, các em sẽ rất khó chịu, từ đó dẫn đến cảm giác hèn nhát và tự ti, khi lớn lên, các tâm lý này sẽ trở nên tồi tệ hơn và ảnh hưởng đến cuộc sống của các em.
Loại thứ hai: gắt gỏng, cục cằn
Cha mẹ luôn là tấm gương soi cho con cái, và con cái luôn có xu hướng học theo những gì bố mẹ chúng thường làm. Cụ thể, Cha mẹ hay nổi nóng nên con cái dễ học hành vi xấu này, nảy sinh tính cục cằn trong cuộc sống, khó kiềm chế tính nóng nảy của mình. Điều này sẽ gây ảnh hưởng không tốt đến mối quan hệ và cuộc sống giữa các cá nhân.
Cha mẹ cần lưu ý gì trong quá trình nuôi dạy con cái
Để trẻ không mắc phải những vấn đề kể trên, các bậc cha mẹ cần tiết chế cảm xúc của mình và không làm ảnh hưởng xấu đến cuộc sống sau này của con cái. Tất nhiên, một số bậc cha mẹ có thể quá khích và khó kiềm chế được cơn nóng nảy của mình, lúc này, họ cũng có thể chọn cách nhờ một số chuyên gia hỗ trợ giải quyết.
Thứ hai, đừng xả quá nhiều năng lượng tiêu cực cho con, kể cả khi gặp những điều không vừa ý trong cuộc sống hay công việc. Bố mẹ hãy tự mình giải quyết vấn đề, thay vì đem cảm xúc này vào quá trình hòa hợp với con.
Nếu phải đối mặt với năng lượng tiêu cực trong thời gian dài, trẻ sẽ dễ trở nên tiêu cực và tự ti, không có cách nào để đối mặt với cuộc sống một cách lạc quan và tích cực, điều này có thể khiến họ gặp một số vấn đề về thể chất hoặc tâm lý.
Điều cuối cùng là phụ huynh hãy quan tâm đến con cái nhiều hơn, giao tiếp và giao tiếp nhiều hơn. Việc bố mẹ xác lập quyền hành trước mặt chúng quả thực rất quan trọng, nhưng đôi khi điều đó là quá đáng và mất mát không đáng có, chẳng những không đạt được kết quả tốt mà còn mang lại tác hại cho họ.
Vì vậy, khi gặp sự cố hoặc các em mắc lỗi, trước tiên bạn có thể trao đổi với họ để tìm ra nguyên nhân và giáo dục các em. Trong cuộc sống hàng ngày, bố mẹ cũng cần quan tâm hơn đến tình trạng của con cái để kịp thời phát hiện ra vấn đề và can thiệp, hướng dẫn trẻ hiệu quả hơn, để chúng luôn được là những đứa trẻ hạnh phúc.
Theo V.K - Vietnamnet
© 2024 | Tạp chí NƯỚC ĐỨC