Không mắng, đánh trẻ: Cách giáo dục khác thường của bà mẹ Mỹ

Không mắng, đánh trẻ: Cách giáo dục khác thường của bà mẹ Mỹ

Ở Mỹ, quản giáo trẻ trong gia đình đều có ước thúc của pháp luật. Nếu trong cơn nóng giận mà cha mẹ tát trẻ hoặc đánh mạnh vào mông trẻ, người khác biết được, có thể ngày hôm sau sẽ mất quyền giám hộ trẻ, thậm chí nếu trẻ ở nhà trẻ buột miệng nói một câu kiểu như “hôm qua bố đánh em”, cảnh sát sẽ có thể lập tức xuất hiện trước cửa nhà tìm gặp cha mẹ.

1 Khong Mang Danh Tre Cach Giao Duc Khac Thuong Cua Ba Me My

Giáo dục con cái luôn là chủ đề được các bậc cha mẹ quan tâm.

Thường khi trẻ có những trò đùa dai, hoặc khi trẻ ngỗ ngược không nghe lời, những bậc cha mẹ vốn sau một ngày làm việc vất vả, sẽ khó kiềm chế được cảm xúc của mình. Họ hoặc sẽ quát mắng trẻ, hoặc mất bình tĩnh nổi giận với trẻ, lúc đó trẻ có thể rất sợ hãi, có thể ngoan ngoãn nghe lời, hoặc học theo bộ dạng của cha mẹ và la mắng lại.

Dù là phản ứng nào đi chăng nữa thì nó cũng sẽ để lại những dấu ấn trong lòng trẻ và gây ra những tổn thương ở mức độ khác nhau đối với trẻ. Tuy nhiên, mặc dù trẻ đã dừng lại hành vi mà cha mẹ không mong muốn, nhưng trẻ sẽ càng không ý thức được mình đã làm gì sai.

Với các gia đình ở những nước phương Tây, việc dạy dỗ trẻ cũng không dễ dàng gì. Ở Mỹ, quản giáo trẻ trong gia đình đều có ước thúc của pháp luật. Nếu trong cơn nóng giận mà cha mẹ tát trẻ, hoặc đánh mạnh vào mông trẻ, người khác biết được, có thể ngày hôm sau sẽ mất quyền giám hộ trẻ, thậm chí nếu trẻ ở nhà trẻ buột miệng nói một câu kiểu như “hôm qua bố đánh em”, cảnh sát sẽ có thể lập tức xuất hiện trước cửa nhà tìm gặp cha mẹ.

Vậy trong quá trình trưởng thành của trẻ, đặc biệt là dưới sự ràng buộc của luật pháp Hoa Kỳ không được đánh trẻ em, các bà mẹ Mỹ xử lý việc giáo dục con mình như thế nào?

"Thời gian yên tĩnh" và ‌‌"Thời gian giới hạn"

Melissa có ba người con lần lượt từ bé bốn tuổi, hai tuổi rưỡi và một tuổi. Cô con gái hai tuổi rưỡi của cô, Hannah, đang trong thời kỳ nổi loạn giai đoạn đầu, ở Hoa Kỳ người ta gọi đó là “khủng hoảng tuổi lên hai", cô bé thường xuyên tức giận và ném đồ lung tung, hoặc sẽ cắn nhau khi tranh đoạt đồ chơi.

Một ngày nọ, khi lũ trẻ đang chơi cùng nhau, Hannah đã xô ngã em gái vốn đang muốn chơi với mình, và còn cắn mạnh vào cánh tay em khiến con bé khóc thét lên vì đau đớn. Melissa nghe thấy tiếng khóc và sau khi biết Hannah cắn em gái, cô không nói một lời, liền bế Hannah đưa lên cầu thang và nói: “Con cần có thời gian yên tĩnh ở một mình!” (Con không được chơi nữa).

2 Khong Mang Danh Tre Cach Giao Duc Khac Thuong Cua Ba Me My

Mẹ khen cô bé đã dũng cảm nhận lỗi, sau đó nói với cô bé đạo lý, đưa cô bé xuống cầu thang và hôn cô bé, Hannah lại vui vẻ chơi đùa với em gái (Ảnh: pixabay)

Hannah ngồi trên cầu thang và khóc thật to. Melissa phớt lờ Hannah đang khóc. Thay vào đó, cô tiếp tục làm việc trong bếp, Hannah đã khóc khoảng 10 phút, và cuối cùng cũng ngừng khóc. Lúc này, mẹ Melissa đến và hỏi Hannah rằng, cô bé có biết mình đã làm gì sai không, Hannah gật đầu và nói rằng mình không nên cắn em gái. Melissa khen Hannah đã dũng cảm nhận lỗi, sau đó nói cho cô bé biết đạo lý, rồi đưa cô bé xuống cầu thang và hôn cô bé. Còn Hannah lại vui vẻ chơi với em gái.

Nói một là một, không thể mập mờ

Cade là một cậu bé 10 tuổi, lớn lên trông rất khôi ngô, lễ phép và hiểu chuyện, rất quan tâm và chiều các em nhỏ, thường dắt các em nhỏ hàng xóm đi chơi. Khi cậu muốn ôm các em nhỏ, cậu đều trước tiên xin phép sự đồng ý của bố mẹ rời mới làm, rất nhiều người thích Cade. Cha mẹ Cade đã giáo dục cậu bé như thế nào để cậu trở thành cậu bé ngoan như thế?

Mẹ của Cade nói rằng, trong quá trình trưởng thành của con, cha mẹ đối với con cái luôn nói một là một, cách tiếp cận này khiến bọn trẻ biết rằng không thể tái phạm sai lầm. Ví dụ, một ngày nọ, Cade đang chơi nghịch nước với một người bạn, và khi cao hứng, cậu bé lao thẳng xuống nước ở khu vực không được phép.

Mẹ của Cade nhìn thấy và nhắc nhở cậu bé một câu, nhưng chỉ vài phút sau, Cade lại mắc lỗi tương tự. Mẹ của Cade sắc mặt thể hiện sự không hài lòng, và yêu cầu Cade lên bờ ngay lập tức. Sau khi Cade lên bờ, mẹ cậu chỉ vào một cái cây gần đó và phạt cậu ngồi dưới gốc cây trong 10 phút, không được phép xuống nước. Dù không vui nhưng Cade vẫn ngoan ngoãn ngồi dưới gốc cây, sau 10 phút mẹ mới cho cậu quay lại chơi dưới nước, từ đó Cade không bao giờ mắc phải lỗi tương tự nữa.

Không cằn nhằn, thúc giục; nói lời phải giữ lời

Trẻ em thường vui chơi thoải mái tại sân chơi dành cho trẻ em trong khu, khi đến giờ về nhà, chúng đều không muốn rời đi. Hầu hết các bà mẹ Mỹ sẽ không cằn nhằn, giục giã mà trực tiếp nói với con: “Con ơi, chơi thêm năm phút nữa rồi về nhà!”. Thường lúc này trẻ sẽ vội vàng tìm món đồ chơi yêu thích để chơi, năm phút sau, mẹ ra lệnh một tiếng và lũ trẻ ngoan ngoãn theo về nhà.

Trong khi đó, trẻ em châu Á có lẽ không dễ làm được như vậy, dù bố mẹ nói chơi 5 phút, trẻ đồng ý và còn đòi chơi tiếp không chịu rời đi, trẻ không có ý thức về thời gian. Kinh nghiệm của các bà mẹ Mỹ là dạy trẻ nói lời phải giữ lời, trước tiên cha mẹ cần làm được như vậy, cha mẹ sẽ dắt trẻ rời khỏi sân chơi cho dù trẻ có khóc lóc, có xô đẩy, đạp thế nào thì cũng không để ý. Sau hai hoặc ba lần như vậy, đứa trẻ sẽ biết khi làm gì có giới hạn thì phải tuân theo, và đối kháng là vô ích.

3 Khong Mang Danh Tre Cach Giao Duc Khac Thuong Cua Ba Me My

Đứa trẻ tức giận và mất bình tĩnh. Các bà mẹ Mỹ có câu: “Nếu con khóc thì đặt nó xuống để nó khóc, nếu con cười thì hãy ôm nó lên và chơi với nó”. (Ảnh: Pexels)

Một bà mẹ y tá người châu Á sang Mỹ nhiều năm, cũng có kinh nghiệm dày dặn, ở tuổi 50 cô mới có một đứa con gái, cô bé được cưng chiều như bảo bối. Một hôm cô bé cần đi học mẫu giáo, nhưng cô bé bốn tuổi thấy ở nhà có người nên không muốn đi, khóc lóc. Người mẹ không nói gì, đưa cô bé lên xe, thắt dây an toàn, đưa cô bé đến nhà trẻ, giao cho giáo viên, và rời đi mà không nhìn lại. Khi ai đó hỏi cô tại sao cương quyết như vậy, cứ nhất định đưa con bé đi mẫu giáo. Cô nói rằng mình cần làm theo những gì đã nói, nếu cô làm như vậy thì đứa trẻ sẽ biết rằng những gì nói ra là phải làm được. Quả thực sau này, con gái cô ngoan ngoãn mỗi khi đi học mẫu giáo.

Phản ứng trước việc trẻ khóc, cười

Các bà mẹ Mỹ có câu: “Nếu con khóc thì để xuống cho khóc, còn cười thì bế con lên và chơi với nó”.

Các bà mẹ Mỹ có vẻ kiên quyết hơn người châu Á khi giáo dục con cái. Để ý quan sát, sẽ thường thấy các bà mẹ bế con ra ngoài từ khi chúng còn rất nhỏ, mẹ tự chọn đồ rồi cho con ở trong xe, nhiều khi con khóc nhưng không ôm. Trên thực tế, đó cũng là một cách trừng phạt khi con họ khóc.

Họ tin rằng việc trẻ khóc là một bài tập cho hô hấp phổi, chỉ cần kiểm soát được không để khóc quá 45 phút thì sẽ không có vấn đề gì, và trẻ sau khi khóc khoảng 15 phút sẽ thường tự động ngủ, lần sau trẻ biết có khóc cũng không có người tới ôm thì trẻ cũng sẽ không khóc nữa.

Rèn luyện thói quen ăn uống

Các bà mẹ Mỹ thường sắp xếp cho bé ngồi trên những chiếc ghế cao để ăn, phương pháp là trẻ thích ăn thì ăn, không thích ăn thì thôi. Chỉ cần trẻ rời khỏi ghế, sẽ không cho trẻ ăn nữa. Bằng cách này, trẻ sẽ hình thành thói quen ngồi trên ghế cao để ăn, nếu không ngoan ngoãn ngồi trên ghế cao, thì không được ăn, sẽ bị đói bụng. Sau khi trẻ trải qua nỗi khổ bị đói, tự nhiên trẻ sẽ ngoan ngoãn ăn đúng nơi quy định.

Khi trẻ có thể tự ăn, các bà mẹ Mỹ thường không đút cho trẻ ăn nữa mà để trẻ tự ăn. Nhiều trẻ khi bắt đầu tự ăn sẽ làm mọi thứ rất lộn xộn, với các bà mẹ Mỹ, điều đó không sao cả, chỉ cần tập cho trẻ ăn bằng cách dạy trẻ sử dụng thìa và nĩa, dần dần trẻ có thể thành thạo các kỹ năng ăn uống, và có thể tự xúc ăn từ lúc một hoặc hai tuổi mà không cần bố mẹ đút.

Trên thực tế, thấy người khác làm thì dễ, nhưng tự mình làm thường khó hơn. Vì vậy, để đạt được hiệu quả “Thời gian yên tĩnh” và “Thời gian giới hạn”, cha mẹ nên bắt đầu rèn cho trẻ từ giai đoạn sơ sinh, nếu không sau này trẻ sẽ rất khó tuân thủ. Nhiều bà mẹ ở Mỹ phải đảm nhận trách nhiệm chăm sóc con cái và quán xuyến việc nhà một mình, hơn nữa nhiều gia đình thường có vài con, nhưng các bà mẹ Mỹ có vẻ nuôi dạy con khá ung dung. Sự khác biệt có thể nằm ở sự quyết tâm và thực thi các quy tắc đối với trẻ từ thời thơ ấu.

Minh An

Theo SOH


© 2025 | Tạp chí NƯỚC ĐỨC



 

Bài liên quan