1. Học tập từ thất bại trong quá khứ
Chúng ta thường dùng thất bại và thành công để đong đếm giá trị bản thân. Khi thất bại, chúng ta thấy mình bất tài, vô dụng. Tuy nhiên, chỉ mãi lo trách móc bản thân sẽ khiến chúng ta bỏ lỡ cơ hội học hỏi từ thất bại. Khi đã bình ổn được cảm xúc sau những thất bại, giờ là lúc viết ra những điều bạn đã học được, hoặc ba điều tích cực mà những trải nghiệm không mấy dễ chịu này mang đến.
2. Cảm nhận nỗi sợ thất bại
Đừng vội dán nhãn nỗi sợ này là ‘xấu’ và ‘tiêu cực’. Trốn tránh nỗi sợ có thể dẫn đến hành vi trì hoãn, khiến bạn không còn đủ thời gian để hoàn thành tốt việc cần làm, hoặc để cơ hội vụt qua.
3. Định hình lại mục tiêu
Có 2 loại mục tiêu: mục tiêu thăng tiến và mục tiêu tránh né. Nỗi sợ thất bại sẽ ‘xúi giục’ bạn tạo ra những mục tiêu tránh né. Chúng che lấp tầm nhìn, bào mòn nỗ lực và khiến bạn trật khỏi hướng tập trung ban đầu. Đó là lý do bạn cần đặt ra mục tiêu đúng đắn cho mình. Bạn có thể tham khảo mô hình mục tiêu 5 yếu tố S.M.A.R.T để có mục tiêu rõ ràng hơn.
4. Nghĩ về những khả năng sắp đến
Mường tượng về những điều tươi đẹp khi bạn chấp nhận thách thức cũng là một cách tiếp thêm động lực. Đây là một kiểu ‘tự kỷ ám thị’’ giúp bạn nhìn nhận thử thách giống như một cơ hội phát triển bản thân hơn là một mối đe dọa.
5. Học cách yêu bản thân
Nỗi sợ thất bại đến từ nỗi sợ bị xấu hổ và bị từ chối. Nhưng chúng ta đều không hoàn hảo. Giá trị của bạn không nằm ở việc bạn không bao giờ mắc sai lầm. Đừng quá khắc nghiệt với bản thân. Hãy tập “bắt quả tang” những khi bạn tự chỉ trích mình, và rèn luyện lòng tự trắc ẩn.
Một khi biết cách đối mặt với những khía cạnh dễ tổn thương của bản thân, bạn mới có thể trở nên mạnh mẽ và vượt qua nỗi sợ thất bại
© 2024 | Tạp chí NƯỚC ĐỨC