Thành phần ít ngờ của 7 loại đồ ăn đóng hộp quen thuộc

Trong một hộp sữa chua trái cây, phần hoa quả có khi chỉ chiếm 1%, còn lại là đủ thứ hương liệu và chất phụ gia.

Các đồ ăn đóng gói bạn mua ở cửa hàng thường chứa nhiều chất phụ gia. Bright Side đã chỉ ra thành phần thực tế bên trong những món đồ nhiều người thường mua. Thông tin này không có nghĩa là bạn không bao giờ nên mua các sản phẩm này mà cho thấy chúng ta cần phải kiểm soát lượng tiêu thụ.

Điều này đặc biệt quan trọng nếu bạn mua cho con ăn:

Sốt cà chua

Thành phần ít ngờ của 7 loại đồ ăn đóng hộp quen thuộc - 0

Bột cà chua cô đặc ở đây là dạng sốt đặc gồm cà chua và bột ngô. Lượng cà chua trong đó tùy thuộc vào chất lượng của loại sốt và dao động từ 6% tới 10%. Khi làm sốt cà chua, người ta thường cho thêm siro chế biến từ bột ngô để giúp bảo quản và tạo độ sệt.

Lưu ý: Khi chọn sốt cà chua, nên tìm loại có chất lượng cao. 

Sữa đặc

Thành phần ít ngờ của 7 loại đồ ăn đóng hộp quen thuộc - 1

Sữa đặc được làm bằng cách làm bốc hơi bớt chất lỏng từ sữa (1,5 lít sữa được khoảng 1 lít sữa đặc). Nó chỉ nên gồm sữa và chất béo động vật. Các nhà sản xuất thường giảm lượng sữa và sử dụng thêm các chất béo từ thực vật và chất làm dày để đạt được lượng chất béo và độ đặc như yêu cầu. 

Lưu ý: Nếu bao bì lon sữa có ghi "sữa đặc có đường" thì khả năng nó được làm theo cách trên rất lớn.

Thanh cua

Thành phần ít ngờ của 7 loại đồ ăn đóng hộp quen thuộc - 2

Loại thịt xay được sử dụng trong các thanh cua thường dùng các loại thịt cá rẻ tiền. Phần phi lê được làm sạch và dùng các cách khác nhau để loại bỏ mùi cá, sau đó xay mịn. Các thành phần khác như muối, đường, protein đậu nành, dầu thực vật, màu thực phẩm và chất phụ gia được trộn đều vào sau đó. 

Lưu ý: Những thanh cua cấp đông có chất lượng cao thường không bị gãy khi bẻ cong và sẽ gắn chặt vào lớp giấy bọc dày. Nếu chúng dễ dàng bị gãy khi bẻ thì có lẽ trong thanh cua đó có lượng lớn bột ngô.

Khoai tây chiên

Thành phần ít ngờ của 7 loại đồ ăn đóng hộp quen thuộc - 3

Khoai tây chiên thường làm từ bột khoai tây hơn là củ khoai tây tươi. Bột gạo hay bột ngô thường được thêm vào. Chất acrylamide - một chất gây ung thư, tích tụ trong quá trình xử lý nhiệt của khoai tây chiên. Một số loại khoai tây chiên còn chứa lượng hóa chất này cao trên mức cho phép.

Lưu ý: Khoai tây chiên làm từ củ khoai tây chứa nhiều dầu hơn bởi vì chúng được chiên, trong khi những loại làm từ bột khoai tây thì thường được nướng.

Bỏng ngô

Thành phần ít ngờ của 7 loại đồ ăn đóng hộp quen thuộc - 4

Ngoài các thành phần được đề cập trên, một số nhãn bỏng ngô còn chứa cả dầu cọ. Ngoài ra, si rô từ bột ngô cũng có trong nhiều loại sản phẩm này. Bỏng ngô còn chứa lượng đường fructose cao nhưng nhà sản xuất không ghi trên bao bì. 

Lưu ý: Vì chứa nhiều đường và bột ngô, các chuyên gia khuyên không nên thường xuyên cho trẻ ăn bỏng ngô.

Sữa chua trái cây

Thành phần ít ngờ của 7 loại đồ ăn đóng hộp quen thuộc - 5

Ngoài trái cây thực sự với lượng chỉ khoảng 1%-5%, thành phần mứt trái cây trong sữa chua còn chứa bột ngô, đường, hương liệu, màu thực phẩm và chất điều chỉnh độ axit. Bột ngô, gelatine, phụ gia làm dầy và nhựa thơm đều được sử dụng như chất ổn định. 

Lưu ý: Sữa chua tốt nhất nên chứa toàn bộ là sữa và các vi khuẩn có lợi. Kem tươi và sữa tươi lên men cũng là các thành phần có thể chấp nhận được.

Mứt dạng kem

Thành phần ít ngờ của 7 loại đồ ăn đóng hộp quen thuộc - 6

Dầu thực vật, thường là dầu cọ, được sử dụng trong các sản phẩm này. Các thành phần khác bao gồm vani, chất nhũ hóa, chất làm dày và hương liệu. 

Lưu ý: Đừng mua loại mứt có một lớp màng màu trắng vì nó thường chứa nhiều dầu cọ và ít bột cacao. Các nhà sản xuất khuyên không nên ăn quá 2 thìa một ngày.

Lời khuyên chung khi lựa chọn thực phẩm: 

- Nguyên tắc chung: Sản phẩm càng có ít thành phần thì càng tốt. Hãy nhớ rằng những chất thêm vào thường không hề có lợi cho sức khỏe. 

- Tên gọi có thể tương tự nhưng các thương hiệu nổi tiếng thường cố gắng tuân thủ các tiêu chuẩn về chất lượng sản phẩm. Ở một số nơi, các công ty có thể tự đặt ra tiêu chuẩn cho mình, khác xa với yêu cầu từ các cơ quan chức năng.

- Hãy kiểm tra tỉ lệ đường trong sản phẩm. Đường có thể được viết với nhiều tên khác nhau trên bao bì như si rô (syrup), mật mía (molasses), đường dextrose (dextrose), đường sorbose (sorbose) và các tên khác có kết thúc bằng ose. Nó có thể xuất hiện trên bao bì bằng các ký hiệu như E967, E954... nói chung đều bắt đầu với E9.

Vương Linh - VNEXPRESS


© 2024 | Tạp chí NƯỚC ĐỨC



 

Bài liên quan