Từ vụ trẻ bị mất tích ở Bình Dương, bố mẹ cần dạy con những kỹ năng cơ bản nào để tự bảo vệ mình trước người lạ

Từ vụ trẻ bị mất tích ở Bình Dương, bố mẹ cần dạy con những kỹ năng cơ bản nào để tự bảo vệ mình trước người lạ

Ngoài việc trông chừng các con cẩn thận thì những kỹ năng này cũng rất cần thiết đối với các bé.

1 Tu Vu Tre Bi Mat Tich O Binh Duong Bo Me Can Day Con Nhung Ky Nang Co Ban Nao De Tu Bao Ve Minh Truoc Nguoi La

Dạo gần đây liên tiếp xảy ra các vụ trẻ mất tích khiến nhiều người, đặc biệt là các bậc phụ huynh có con nhỏ không khỏi hoang mang, lo lắng. Bên cạnh người lớn cần sát sao, không được phép rời mắt khỏi bé thì chính các con cũng cần được trang bị một số kỹ năng cơ bản để trẻ có thể ứng phó tốt khi gặp người lạ.

Kiến thức bố mẹ cần trang bị cho con để đảm bảo an toàn:

1. Dạy trẻ kiến thức cơ bản qua các câu chuyện hàng ngày

Trẻ nhỏ chưa thể phân biệt được thế nào là người xấu/ người tốt nhưng bé sẽ dần hiểu được điều đó qua các câu chuyện. Hàng ngày trước khi đi ngủ, bố mẹ hãy kể cho các con những câu chuyện liên quan đến các tình huống bị bắt cóc, ví dụ như thỏ con bị lạc mẹ vì ăn kẹo của người lạ hay chú cún bị mất tích vì đi chơi một mình mà không có mẹ đi cùng...

Qua mỗi câu chuyện hãy giải thích với con việc không được phép nghe hay đi theo người lạ, bởi đó là điều vô cùng nguy hiểm. Khi bé nghe hàng ngày sẽ phần nào hiểu và lưu lại trong đầu những gì đã được dạy. 

2. Tạo ra tình huống giả định và thực hành cùng con

Đôi khi chỉ nói hay nghe qua thì vẫn thật khó để trẻ hiểu rõ về sự nguy hiểm khi bị bắt cóc. Lúc này, bố mẹ có thể cùng con tạo ra những tình huống giả định để dạy trẻ nhận biết những mối nguy hiểm từ người lạ.

Bạn hãy đóng vai người lạ và hỏi liệu trẻ có muốn rời khỏi nhà đi chơi, cho kẹo, gạ gẫm đi theo cô (chú) hoặc một người nào đó nói những điều khiến trẻ cảm thấy không thoải mái. Đó là cách giúp trẻ nhận biết, tập dượt những tình huống nguy hiểm và báo lại cho bạn ngay lập tức trong trường hợp lỡ bị lạc hoặc mất tích.

Nếu quá trừu tượng và khó giải thích cho con bạn có thể áp dụng kể chuyện và lồng ghép tình huống vào những con vật cụ thể như: Thỏ con - chó sói… để giúp con dễ hiểu hơn.

2 Tu Vu Tre Bi Mat Tich O Binh Duong Bo Me Can Day Con Nhung Ky Nang Co Ban Nao De Tu Bao Ve Minh Truoc Nguoi La

Việc tạo ra những tình huống tốt - xấu là cách để tập dượt tốt nhất cùng con.

3. Dạy trẻ kỹ năng xác định hướng

Chúng ta không đòi hỏi bé nhìn bản đồ giỏi hoặc có thể xác định hướng theo vị trí của mặt trời khi lỡ bị lạc hoặc mất tích nhưng nhận thức và định vị hướng cơ bản có thể giúp chúng an toàn trong nhiều trường hợp. Hãy giúp con của bạn phát triển kỹ năng này bằng cách cho phép chúng dẫn đường khi ra khỏi trung tâm mua sắm để quay trở lại bãi đỗ xe hoặc xung quanh khu phố khi đi dạo cùng bạn.

4. Tuyệt đối không được tin và nghe lời người lạ

Để bảo đảm an toàn cho trẻ, cha mẹ cần hết sức lưu ý dặn trẻ không được tiếp xúc với người lạ. Giới hạn cho trẻ những người mà trẻ có thể tin tưởng (bố, mẹ, ông bà nội ngoại, anh chị em ruột của bé) ngoài ra không đi theo hoặc nghe lời của bất cứ ai khác nếu không được bố mẹ dặn dò.

Ngoài ra bạn còn cần dặn con tuyệt đối không được nhận quà của người lạ khi bố mẹ chưa cho phép. Bạn cần hướng dẫn cho trẻ những kỹ năng từ chối khéo léo khi có người lạ mang cho đồ ăn mà bố mẹ không có ở đó hoặc chưa đồng ý. Hãy dặn con: "Nếu thấy người lạ cho đồ ăn thì phải hỏi xin phép bố, mẹ mới được ăn.

5. Nhắc con ghi nhớ một số số điện thoại cần thiết

Bố mẹ cần dạy con nhớ địa chỉ nhà và số điện thoại của bố mẹ và nên thường xuyên hỏi lại trẻ để kiểm tra. Điều quan trọng là trẻ cần phải biết địa chỉ nhà và số điện thoại trong trường hợp chúng bị tách ra khỏi bạn. Việc này sẽ giúp trẻ tự tin hơn khi gặp một trường hợp nguy hiểm.

3 Tu Vu Tre Bi Mat Tich O Binh Duong Bo Me Can Day Con Nhung Ky Nang Co Ban Nao De Tu Bao Ve Minh Truoc Nguoi La

Dạy con hét to khi cần sự giúp đỡ.

6. Dạy cho trẻ biết phải làm gì khi bị lạc

Dạy trẻ phải làm gì trong trường hợp chúng bị lạc có thể giúp chúng an toàn và chắc chắn được trở về. Hãy đứng yên tại chỗ, bình tĩnh, không khóc lóc, gọi tên bố mẹ hoặc tên của bé, nhớ số điện thoại của bố mẹ và địa chỉ gia đình, tìm kiếm sự giúp đỡ từ một người khác đáng tin cậy như cô chú công an, bảo vệ… là những gợi ý mà bạn có thể dạy trẻ.

7. Hét to khi cần giúp đỡ

Hãy nói với trẻ rằng chúng có thể la hét hoặc thét lên khi cần thiết. Nếu có người lạ dắt trẻ đi, chúng cần biết mình phải làm gì trong trường hợp này. Vì vậy, tốt nhất bạn nên dạy trẻ thét to những câu như "Cháu không biết cô/ chú", la hét, phản ứng mạnh mẽ để gây sự chú ý của những người xung quanh. Những người xung quanh sẽ nhận thấy sự khác thường và can thiệp.

Tất cả những kỹ năng trên bố mẹ có thể dạy cho bé để các con bước đầu hiểu và ghi nhớ. Tuy nhiên, với các bé trong độ tuổi còn quá nhỏ thì điều cần thiết nhất vẫn là bố mẹ nên sát sao, luôn cảnh giác và không rời mắt khỏi con trong bất kì tình huống nào. 

Những tình huống trẻ có thể tiếp xúc với người lạ bố mẹ cần biết:

- Khi bố mẹ vắng nhà, có người lạ gõ cửa, hoặc các hãng tiếp thị, bán hàng đến nhà.

- Khi tan học đang chờ bố mẹ đến đón về.

- Trong siêu thị, cửa hàng, chỗ công cộng đông người

- Khi đang chơi cùng các bạn nhỏ trong hành lang, ngõ, xóm, ngoài công viên gần nhà…

Theo Nhịp Sống Việt


© 2025 | Tạp chí NƯỚC ĐỨC



 

Bài liên quan