Giữa tâm bão, Facebook tại Việt Nam thay đổi tính năng "xoành xoạch"

Chỉ trong vài ngày trở lại đây, người dùng Facebook tại Việt Nam liên tục bị “dội bom” bởi những thay đổi liên tục của mạng xã hội này.

Đầu tiên là việc đóng các API khiến giới kinh doanh online náo loạn, tiếp đó là việc “chào sân” tính năng tạo trang cá nhân rồi đột ngột “cắt” không thương tiếc.

Đầu tiên là việc đóng các API khiến giới kinh doanh online náo loạn, tiếp đó là việc “chào sân” tính năng tạo trang cá nhân rồi đột ngột “cắt” không thương tiếc.

Giữa tâm bão, Facebook tại Việt Nam thay đổi tính năng xoành xoạch - 0

Chỉ cách đây 2-3 ngày, người dùng tại Việt Nam liên tiếp nhận được thông báo về những trang cá nhân vừa được tạo ra bởi bạn bè của mình. Đáng lưu ý là số lượng và mật độ xuất hiện của những trang cá nhân mới dày đặc hơn hẳn bình thường. Trên thực tế, đây là tính năng đã có từ cách đây khá lâu nhưng đã bị khóa tại Việt Nam và mới chỉ được mở trở lại vào ngày 28/2. Tính năng này có thể giúp người dùng tạo trang cá nhân liên kết với tài khoản riêng trên Facebook. Nó sẽ giúp tự động đưa tất cả bạn bè của người tạo trang thành người like bất đắc dĩ. Giản tiện hơn rất nhiều lần so với việc bạn phải mất công mời từng người một mà chưa chắc đã nhận được sự đồng ý.

Giữa tâm bão, Facebook tại Việt Nam thay đổi tính năng xoành xoạch - 1

Có quá nhiều thông báo như thế này, khiến người dùng Facebook không khỏi phiền hà.

Thú vị và tiện lợi đâu không thấy, chỉ thấy sau đó là hàng loạt những lời phàn nàn của người dùng vì có quá nhiều thông báo gây phiền hà. Và chỉ sau 2-3 ngày, tính đến ngày 30/3, Facebook đã tạm ngưng tính năng này tại Việt Nam một cách đột ngột như cách nó đến với người dùng. Không hiểu đây chỉ là giải pháp tạm thời hay vĩnh viễn, bởi lẽ tính năng này vẫn được sử dụng trong khu vực và trên thế giới bình thường.

Trước đó, việc Facebook đóng API các app ở Việt Nam khiến giới kinh doanh online “phát hờn” cũng khiến dư luận đặc biệt quan tâm.

Theo đó, nhiều trang fanpage lớn và dịch vụ trực tuyến đồng loạt thông báo về sự cố liên quan đến những ứng dụng phát triển trên nền tảng Facebook và Messenger ở Việt Nam. Khi đăng nhập hệ thống website thông qua tài khoản Facebook không thể thực hiện được.

Các ứng dụng liên quan như Facebook Shop và các app phát triển từ bên thứ ba có sử dụng API thu thập thông tin cá nhân người dùng đều không thể hoạt động. Hệ thống chatbot vẫn hoạt động bình thường nhưng chập chờn.

Giữa tâm bão, Facebook tại Việt Nam thay đổi tính năng xoành xoạch - 2

Facebook vẫn đang dò các API cấp cho bên thứ ba, trong đó có ở Việt Nam khiến người dùng bị ảnh hưởng.

Thay đổi đột ngột của Facebook khiến những đơn vị kinh doanh online từ trước đến nay vẫn nương nhờ vào nền tảng của họ lâm vào cảnh khóc dở vì công cụ tổng hợp đơn đặt hàng, tương tác với khách không sử dụng được.

Đáng lưu ý là, việc thay đổi có liên quan API và các ứng dụng của bên thứ ba đã được Facebook thông báo từ ngày 26/3 và chỉ sau đó một ngày, chính sách mới đã được thi hành. Dù biết trước nhưng các đơn vị bán hàng online không khỏi choáng váng trước cách xử lý chóng vánh của mạng xã hội này.

Hiện, Facebook vẫn chưa thoát khỏi tâm bão của vụ việc làm rò rỉ thông tin cá nhân của 50 triệu khách hàng.

CEO Mark Zuckerberg đã phải lên tiếng xin lỗi trước truyền thông vì để xảy ra bê bối trầm trọng này. Không những thế, Facebook còn phải đối mặt với hàng loạt những vụ kiện lớn ở khắp nơi trên thế giới và làn sóng tẩy chay đến từ nhiều người nổi tiếng. Mới đây, trang Facebook của Playboy cũng đã chính thức đóng cửa là một minh chứng.

Facebook đã nhận ra sai lầm lớn nhất của họ và đang nỗ lực sửa sai. Trong một thông báo gần đây, họ cho biết đang tạm thời ngừng duyệt các ứng dụng của bên thứ ba trên nền tảng của mình.

 

Đây là một cách để họ “câu” thời gian, chuẩn bị cho một phương thức kiểm duyệt chặt chẽ hơn, tránh những sai lầm trong tương lai, đồng thời kiểm soát lại những ứng dụng đã được cấp phép trước đó.

Dù rất cảm thông với Facebook, nhưng những thay đổi liên tục như kể trên chỉ trong một thời gian ngắn cũng khiến người dùng tại Việt Nam phải chạy theo “hụt hơi”.

 


© 2024 | Tạp chí NƯỚC ĐỨC



 

Bài liên quan