Những nguy hiểm tiềm ẩn trong “du học” thời công nghệ “hacking trí tuệ”

Những nguy hiểm tiềm ẩn trong “du học” thời công nghệ “hacking trí tuệ”

Chúng tôi ngây thơ tự đi du học bằng tiền tiết kiệm và chúng tôi vẫn trở thành “nạn nhân” của những kẻ mua bán giáo dục, bằng hacking trí não và cuộc đời mình.

LTS: Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam nhận được bài viết của cô Nguyễn Thị Lan Hương, nghiên cứu sinh về giáo dục tại Hoa Kỳ chia sẻ về những nguy hiểm tiềm ẩn trong “du học” thời công nghệ “hacking trí tuệ”.

Tòa soạn trân trọng gửi đến độc giả bài viết.

Con tôi sắp đi du học và những gì đã xảy ra với chúng tôi 5 năm qua và cả cuộc đời gia đình chúng tôi, 3 thế hệ là không thể kể hết những nỗi đau. 

Hy vọng, những điều sau đây có thể giúp cho cha mẹ và các bạn sắp đi du học nắm bắt và có lẽ chỉ biết cầu Phật hay Chúa thương xót, bởi chúng ta thì quá nhỏ bé, còn những thế lực mà với tên của họ, cùng với vô vàn sức mạnh tiềm ẩn, họ làm gì chúng ta cũng được.

Nhất là khi bạn lại là đối tượng được lựa chọn và không thuộc về bên nào…bạn không có ai bảo vệ.

Khi tôi bước chân sang Mỹ học nghiên cứu sinh về giáo dục đại học và con tôi bước vào cấp 3 năm 2014.

Chúng tôi không bao giờ nghĩ đến, liệu chúng tôi lại là “đối tượng” của những cơ quan an ninh và quân đội Mỹ cùng với những quốc gia đồng minh, sử dụng để nghiên cứu về giáo dục, trí tuệ và năng lực tương tác giữa trí não và máy tính AI, theo những chương trình họ thiết kế.

Trong thế giới hiện nay, việc tự do đi lại, tự do giao lưu và học tập là một điều lý tưởng cho tất cả những ai ham muốn học tập.

Đồng thời với đó, chảy máu chất xám, không chỉ là việc bạn được “thuê’ làm điều gì đó, mà bởi những chính phủ và những tập đoàn bất lương, chúng bắt tay nhau để nghiên cứu về con người – trí não – máy móc trong một hệ thống thúc đẩy giáo dục toàn cầu, chúng sẵn sàng dùng đến chúng ta, những sinh viên quốc tế và thậm chí, sinh viên trong nước, cũng nằm trong đối tượng để khai thác và nghiên cứu bất hợp pháp, không có ai có thể bảo vệ bạn, vì khi đó là những thế lực quyền lực trên quyền lực nhà nước (state over state power).

Để minh chứng đôi điều về việc sinh viên quốc tế hiện nay, ngoài việc đi học và bị hacking trí tuệ, đối tượng bị khai thác để sử dụng làm nghiên cứu bất hợp pháp của các chính phủ và tổ chức kinh doanh toàn cầu, một trong những khổ nạn đó là việc bạn hoàn toàn có thể bị tiếp cận và mời chào tham gia vào những tổ chức an ninh và quân sự nào đó, hoạt động như những điệp vụ mà chính bạn cũng không hề biết rằng, bạn đang làm việc cho họ.

Cuốn sách “Bằng cách nào CIA, FBI và Những Điệp Vụ nước ngoài phá nát Giáo dục đại học Mỹ” đã mô tả chính xác những gì mà hệ thống an ninh Mỹ thực hiện tại các đại học. 

132 1 Nhung Nguy Hiem Tiem An Trong Du Hoc Thoi Cong Nghe Hacking Tri Tue
Cuốn sách "Những Trường Học Điệp Viên – Bằng cách nào, CIA, FBI và Những Điệp Vụ Nước Ngoài Phá hoại Giáo dục Đại học Mỹ". (Ảnh: tác giả cung cấp).

Ngoài việc họ phải đảm bảo an toàn cho những hoạt động nghiên cứu khoa học có giá trị cao trong an ninh quốc gia đang được thực hiện tại Mỹ, họ cũng nghiên cứu và khai thác sinh viên quốc tế trong việc làm việc và hợp tác với họ để trở thành người cung cấp thông tin hay hoạt động theo chương trình mà họ mong muốn, dù bạn ở lại Mỹ hay bạn quay về quốc gia của bạn.

Harvard, một ví dụ được mang ra phân tích, trong cuốn sách này và trong một cuốn khác “Hãy làm Harvard Hiện đại, Trào Lưu mới cho Đại học Mỹ” (Making Harvard modern, The Rise of America’ University ) [2], viết về lịch sử và những vết nhơ của Harvard, về quan hệ của Harvard với những hệ thống an ninh chính trị quyền lực của nước Mỹ và các nước, những tập đoàn đa quốc gia, là một nơi lý tưởng cho “quyền lực các quốc gia” gặp gỡ tại đây, nhân danh giáo dục.

Điều này để giúp chúng ta hiểu hơn về những cái đang diễn ra hiện nay trên thế giới rằng, Mỹ - Trung Quốc đang “chiến tranh” là thế nào, khi hơn 100 trường đại học Mỹ đang tiếp nhận tiền viện trợ của Trung Quốc để hợp tác giảng dạy tiếng Hoa dưới danh nghĩa hợp tác [3] và hơn thế, hầu hết các top think-tank (những tổ chức nghiên cứu chiến lược) của Mỹ đều có nhận hợp tác và chia sẻ nguồn thông tin với Trung Quốc. [4]

Mặc dù gần đây, FBI của Mỹ lên tiếng cảnh báo về những tác nhân có nguy cơ gây mất an ninh trong nghiên cứu khoa học tại đại học có thể liên quan đến Trung Quốc [5], nhưng theo đúng thực tế của một chuyên gia hơn 40 năm theo đuổi quan hệ Mỹ-Trung, Michael Pillsbury có nhận xét:

“Những giới chức tinh hoa của Mỹ, những nhà ngoại giao Mỹ sau hơn 15 – 20 năm làm việc cho chính phủ, hầu hết đều nhảy ra ngoài làm với nghề lobby chính trị và các tập đoàn, đại diện cho các tổ chức và chính phủ nước ngoài, để mua bán lợi ích giữa nước Mỹ và các nước khác…” [6]. Và đại học, là một kênh tuyệt vời để họ thực hiện điều này.

Nếu bạn là dân “nghề” chuyên nghiệp, điều này không có gì phải bàn, bởi có lẽ ai cũng nên hiểu, không phải tự dưng, ai đó nhận tiền của chính phủ mình đi học ở nước ngoài.

Nhưng, trong trường hợp của cá nhân tôi và gia đình, chúng tôi ngây thơ, chúng tôi tự đi bằng tiền tiết kiệm và chúng tôi vẫn trở thành “nạn nhân” của những kẻ mua bán giáo dục, bằng hacking trí não và cuộc đời mình.

Cả một cuộc đời 40 năm làm việc, sau hơn 5 năm đau đớn nhìn lại những gì tôi học được ở đại học Mỹ, dù là ở chương trình tiến sỹ giáo dục: đó là sự lạm dụng chất xám của các giáo sư mà họ dạy tôi, đó là sự lạm dụng niềm tin vào giáo dục của tôi với họ và với giáo dục Mỹ, đó là sự xâm phạm quyền sinh viên quốc tế và con người tại Mỹ, khi không ai có thể trả lời được câu hỏi.

“Ai có quyền giám sát sinh viên trong lớp học bằng camera, mà không có ý kiến của sinh viên?”.

“Ai có quyền sở hữu dữ liệu của sinh viên trong trường?”.

“Ai có quyền khai thác hình ảnh, giọng nói và các hoạt động trong trường học, để marketing dịch vụ và quảng bá chương trình học cho thị trường nước ngoài, mà không cần có ý kiến của sinh viên?”. [7]

Luật pháp ở Mỹ rất nhiều, nhưng không phải để dành cho sinh viên quốc tế.

Nhân viên an ninh ở trong và ngoài trường học rất nhiều, nhưng không phải để bảo vệ bạn, nhất là lúc bạn cần họ nhất.

Những tổ chức nghiên cứu hàng đầu của Mỹ về giáo dục và giáo dục quốc tế, như NAFSA, AAS, AERA… những nơi tôi là thành viên tích cực và tham gia thiện nguyện các chương trình họp liên bang của họ, hoàn toàn im lặng khi tôi nêu câu hỏi của mình với họ.

Bạn tích cực tham gia vào sinh hoạt và đóng góp, đó là việc của bạn nhưng khi bạn có chuyện, bạn cần ý kiến tư vấn từ những người có chuyên môn và kinh nghiệm ở Mỹ, tất cả im lặng.

Ai sẽ bảo vệ con tôi ở Mỹ?

Làm sao tôi nói với nó, đừng con, đó là nơi nguy hiểm cho mẹ và cho tất cả chúng ta khi chúng ta đã là đối tượng để họ “săn đuổi’?

Chỉ những ai đã từng lê bước qua những nỗi đau của con người, đã bị mất tự do vì mỗi suy nghĩ gì, đều có kẻ khác ghi nhận lại, đọc và điều chỉnh cho biết rằng, “Không, tôi muốn bạn phải làm thế này cơ”, mới hiểu được sự dã man của “giám sát” bằng công nghệ mà nước Mỹ áp lên cuộc đời tôi và con mình như thế nào.

Nước Mỹ làm vậy, không chỉ cho nước Mỹ. Toàn bộ những gì họ đã làm với chúng tôi hơn 5 năm qua ở Texas, A&M University và UT-Austin là để phục vụ cho những thị trường lớn, những khách hàng lớn không thể bỏ qua ở châu Á và thế giới, một trong những bạn hàng lớn của Mỹ.

Sự dã man trong mạo danh một người Việt nhưng lúc nào cũng được mang danh “Trung Quốc” là một điều không thể lý giải được.

Tại sao Mỹ sau hơn 50 năm sai lầm với Trung Quốc, họ vẫn tiếp tục dùng người Việt để kinh doanh với Trung Quốc và thế giới?

Liệu có ai có thể nghĩ rằng, Mỹ - Trung đang “đánh nhau vì công nghệ’? 

Thế thì chúng ta lại hài hước quá, họ đang giúp nhau “cùng vĩ đại” [8], nhưng bằng máu và cuộc đời, rất có thể của nhiều người như chúng tôi – người Việt.

Hãy suy nghĩ kỹ về du học tại Mỹ hay bất kỳ nước nào, về sự an toàn cho con trẻ, nhất là trong thời đại công nghệ cao nhưng nhân tính và đạo đức không còn mấy, khi sức mạnh của quân đội và an ninh đè bẹp sự tự do - dân chủ và nhân quyền của con người…

Tôi cầu nguyện, sẽ không một ai, không một đứa trẻ nào, phải chịu những nỗi đau mà cá nhân tôi đã phải trải qua trong hơn 5 năm qua.

Ước mơ học tập thì thật đẹp, nhưng nếu giá phải trả bằng việc lúc nào cũng có kẻ nói với bạn phải làm gì, kết nối trí não bạn với chương trình “ảo”, điều khiển bạn và cuộc sống của bạn phục vụ cho những mục tiêu đê tiện của chúng, copy trí não bạn chỉ qua 1 đêm [9]…dùng bạn như một công cụ “điệp viên” cho những tổ chức mà bạn không hề hay biết…tất cả không hề đáng giá chút nào.

Hãy tìm hiểu về những trường nào, đất nước nào, mà con người, nhân quyền thực sự (chứ không phải là dân chủ và nhân quyền giả tạo như một số nơi ở Mỹ hay Trung Quốc) được coi trọng, lúc đó hãy đi học.

Còn không, hãy cẩn trọng không thừa, bởi chúng ta chỉ biết chúng ta là nạn nhân khi đã quá muộn.

Tài liệu tham khảo:

[1] Những Trường Học Điệp Viên – Bằng cách nào, CIA, FBI và Những Điệp Vụ Nước Ngoài Phá hoại Giáo dục Đại học Mỹ, //www.insidehighered.com/news/2017/10/03/%E2%80%98spy-schools-how-cia-fbi-and-foreign-intelligence-secretly-exploit-america%E2%80%99s

[2] Making Harvard Modern: The Rise of America's University, Morton Keller

[3] //www.insidehighered.com/news/2019/01/09/colleges-move-close-chinese-government-funded-confucius-institutes-amid-increasing

[4] //foreignpolicy.com/2018/10/19/the-united-states-is-not-doing-enough-to-fight-chinese-influence/; //www.nytimes.com/2014/09/07/us/politics/foreign-powers-buy-influence-at-think-tanks.html;

[5] //www.universityworldnews.com/post.php?story=20190503145355529

[6] //thehundredyearmarathon.com/

[7] //newasiagloballearning.com/tin-tuc/quyen-con-nguoi-trong-the-gioi-internet-va-nen-kinh-te-chia-xe.html; //newasiagloballearning.com/tin-tuc/dear-dean-of-graduate-studies-tamucc.html; //giaoduc.net.vn/giao-duc-24h/tien-da-lo-xong-dat-cam-roi-thu-cua-mot-nha-nghien-cuu-gui-lanh-dao-toan-cau-post180057.gd;

[8] //en.wikipedia.org/wiki/Make_America_Great_Again; //giaoduc.net.vn/Quoc-te/Mot-vanh-dai-mot-con-duong-va-chien-luoc-co-go-mo-co-that-post176739.gd; //nghiencuuquocte.org/2019/02/22/vanh-dai-va-con-duong-trat-tu-the-gioi-cua-trung-quoc/; //baodatviet.vn/chinh-tri-xa-hoi/giac-mo-trung-hoa-va-muc-tieu-viet-nam-2349029/

[9] Xin cảm ơn vì đã đến muộn, Thomas Friedman

Nguyễn Thị Lan Hương

 

Nguồn: Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam


© 2024 | Tạp chí NƯỚC ĐỨC



 

Bài liên quan