Chuyện hy hữu: Cặp song sinh không cùng cha cũng không cùng mẹ

Những rủi ro trong thụ tinh ống nghiệm như chậm phát triển trí tuệ, đa thai hay mang thai ngoài tử cung có thể lý giải nhưng song sinh không cùng cha, không cùng mẹ vẫn là điều khó hiểu.

Bà mẹ trẻ Jesssica Allen (California – Mỹ) trước đó nhận lời mang thai hộ cho một cặp vợ chồng. Các bác sĩ đã dùng kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) và đưa vào cơ thể cô một phôi của cặp vợ chồng nhờ mang thai hộ. Đứa bé này phát triển tốt. Tuy nhiên, khi thai được 6-7 tuần, cô đi khám thai và phát hiện có tới hai bào thai trong bụng.

Các bác sĩ tin rằng đó là một cặp song thai cùng trứng bởi họ chỉ đưa vào người Jesssica phôi duy nhất. Cặp song sinh ra đời khỏe mạnh, được chuyển về gia đình cặp vợ chồng nhờ mang thai.

Thế nhưng, vài tuần sau đó, người mẹ nhờ mang thai hộ gọi điện cho Jesssica, cho biết bà chờ cô khỏe lại để thông báo một tin sốc: bà nghi ngờ một trong hai đứa bé song sinh không phải con của mình!

Kết quả giám định gen (ADN) cho thấy trong cặp song sinh, chỉ có một bé là con sinh học của cặp vợ chồng nhờ mang thai hộ, đứa bé còn lại là con ruột của Jessica và chồng. Các bác sĩ vẫn chưa thể đưa ra lời giải đáp cuối cùng cho tình huống lạ lùng này. Một giả thiết cho rằng vào thời điểm phôi của cặp vợ chồng mang thai hộ được đưa vào tử cung Jessica, cô thực sự đã mang thai con ruột mình, chỉ có điều thai còn quá nhỏ và chưa đi vào buồng tử cung.

Chuyện hy hữu: Cặp song sinh không cùng cha cũng không cùng mẹ - 0

Kết quả giám định ADN cho thấy trong cặp song sinh, chỉ có một bé là con sinh học của cặp vợ chồng nhờ mang thai hộ, đứa bé còn lại là con ruột của Jessica và chồng. (Ảnh minh họa từ: Sarah Ockwell-Smith)

Người mẹ nhờ mang thai hộ gợi ý rằng cô có thể tiến hành thủ tục nhận con của mình là con nuôi bởi theo luật định, cô và chồng không phải là cha mẹ đứa trẻ, dựa trên hợp đồng mang thai hộ. Nếu cô và chồng không muốn nhận, họ đang suy nghĩ đến việc chấp nhận cả đứa bé không phải con sinh học của mình.

Jessica quyết định nhận lại con. Hiện hai vợ chồng cô đang cố giải quyết những rắc rối về thủ tục pháp lý. Họ cũng được yêu cầu trả lại một phần chi phí mang thai hộ bởi lẽ theo hợp đồng, cô sẽ sinh cho cặp vợ chồng đó một cặp song sinh.

Thụ tinh nhân tạo và mang thai hộ tiềm ẩn một số rủi ro nhưng trường hợp như với Jessica thì thật hy hữu. Thực tế ngày nay có nhiều cặp vợ chồng nhờ đến kỹ thuật này để sinh con, trước khi tiến hành, bạn hãy tìm hiểu kỹ về những phát sinh có thể xảy ra.

Thụ tinh nhân tạo là gì?

Chuyện hy hữu: Cặp song sinh không cùng cha cũng không cùng mẹ - 1

Thụ tinh nhân tạo là một phương pháp được áp dụng sau khi kỹ thuật hỗ trợ sinh sản đã thất bại. (Ảnh: LiLy App)

Thụ tinh trong ống nghiệm là một phương pháp thụ tinh theo đó trứng được thụ tinh bằng tinh trùng bên ngoài cơ thể, trong ống nghiệm. Đây là một phương pháp được áp dụng sau khi kỹ thuật hỗ trợ sinh sản đã thất bại, được áp dụng cho những được dành cho những cặp vợ chồng hay những người phụ nữ đang ở độ tuổi sinh sản, vì bất kỳ lý do gì đó, tinh trùng không thể thụ tinh cho trứng bằng phương pháp tự nhiên.

Kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm thường được tiến hành qua 5 bước  cơ bản từ việc hút trứng, chăm sóc chúng trong phòng thí nghiệm và sau đó đặt chúng trở lại tử cung người mẹ. Một chu kỳ tiến hành thụ tinh trong ống nghiệm sẽ diễn ra trong khoảng 4-6 tuần.

Những rủi ro khi thụ tinh trong ống nghiệm

1. Trẻ bị chậm phát triển về trí tuệ

Tiêm tinh trùng vào noãn (ICSI) là một trong các kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm phổ biến hiện nay. Tuy nhiên theo một nghiên cứu của Thụy Điển vừa được công bố trên Tạp chí Hiệp hội Y khoa Hoa Kỳ, ICSI có khả năng khiến cho các trẻ sinh ra có thể bị chậm phát triển về trí tuệ.

Chuyện hy hữu: Cặp song sinh không cùng cha cũng không cùng mẹ - 2

Điều trị bằng phương pháp ICSI, nguy cơ sinh ra trẻ có IQ dưới 70 và tự kỷ tăng 51%. (Ảnh: KAIMH)

Nghiên cứu này đã phát hiện ra rằng sau khi những người có tinh trùng yếu được điều trị bằng phương pháp ICSI, nguy cơ sinh ra trẻ có IQ dưới 70 và tự kỷ tăng 51%. Nguyên nhân là do tinh trùng có thể đã bị tổn thương trong quá trình trích xuất và tiêm trực tiếp vào trứng.

Tuy nhiên, các nhà khoa học khác lại cho rằng mặc dù nguy cơ sinh ra trẻ chậm phát triển trí tuệ có vẻ tăng cao sau khi điều trị bằng phương pháp ICSI nhưng tỉ lệ này rất nhỏ. Họ cam đoan rằng ICSI vẫn là một giải pháp an toàn cho các cặp vợ chồng quyết định thụ tinh nhân tạo.

2. Đa thai

Để gia tăng xác suất mang thai, bác sĩ có thể cấy nhiều hơn một trứng đã thụ tinh (phôi thai) vào niêm mạc tử cung dẫn đến mang nhiều thai một lúc. Đa thai có thể dẫn đến các nguy cơ về sức khỏe cho cả mẹ lẫn con như các trường hợp sinh non, chết non.

3. Nguy cơ mang thai ngoài tử cung

Mang thai ngoài tử cung là khi phôi thai được cấy ở bên ngoài tử cung, hiện tượng này thường gặp ở các phụ nữ có vấn đề về ống dẫn trứng. Nếu mang thai ngoài tử cung, đứa trẻ sẽ không thể sống sót và người mẹ cũng gặp nguy hiểm.

Trước khi thụ tinh nhân tạo, các cặp vợ chồng cần đến gặp bác sĩ để được tư vấn cũng như làm các xét nghiệm cần thiết để đảm bảo rằng cả hai đều đủ điều kiện để thực hiện thụ tinh nhân tạo. Bên cạnh đó, các cặp vợ chồng cũng nên tìm hiểu về cơ sở y tế cũng như bác sĩ trước khi quyết định tìm đến địa chỉ này. Bác sĩ cần có trình độ chuyên môn vững vàng, cơ sở y tế hiện đại mới có thể đảm bảo được việc thụ tinh nhân tạo của vợ chồng bạn tránh những rủi ro không đáng có.

Nguồn: Dkn.tv


© 2024 | Tạp chí NƯỚC ĐỨC



 

Bài liên quan