Vì sao người thực sự thông minh không bao giờ xã giao?

Bạn tới dự một bữa tiệc và luôn phải niềm nở đón tiếp một nhóm người xa lạ. Khắp căn phòng đều là những lời khách sáo có cánh.

Mọi người cùng nhau nói nói cười cười, kính rượu chúc tụng, chụp ID Line, Zalo, lưu số điện thoại của nhau.

Nhưng 3 ngày sau bạn lại không thể nhớ được họ là ai.

Nhiều khi, điều thực sự khiến chúng ta mệt mỏi không phải là công việc, mà là “những cuộc xã giao vô bổ”.

Thế nào là “những cuộc xã giao vô bổ”?

Bạn tới dự một bữa tiệc và hàn huyên, luôn miệng thăm hỏi và tỏ ra niềm nở đón tiếp một nhóm người xa lạ. Khắp căn phòng đều là những lời khách sáo ngọt ngào có cánh. Mọi người cùng nhau tươi cười đàm đạo, kính rượu chúc tụng, chụp ID Line, Zalo, lưu số điện thoại của nhau. Nhưng 3 ngày sau bạn lại không thể nhớ được họ là ai.

Thử ngẫm lại, chẳng phải thời gian và tinh sức của chúng ta đa phần đều bị “những cuộc ngoại giao vô bổ” này chiếm dụng hay sao?

Vì sao người thực sự thông minh không bao giờ xã giao? - 0

Điều thực sự khiến chúng ta mệt mỏi không phải là công việc, mà là “những cuộc xã giao vô bổ”. (Ảnh: lilyapp.me)

“Mối quan hệ là mối tiền” là lời nói dối nhưng người người đều tin

Một người thực sự giỏi giang sẽ có thể thu hút rất nhiều người, có sức ảnh hưởng tới nhiều người. Bản thân không tài giỏi, cũng không có năng lực, thì quen biết nhiều người giỏi hơn nữa cũng chẳng ích gì. Ngày nay con người đều sống khá hiện thực, họ chỉ muốn quen biết những người sẽ mang lại lợi ích cho mình. Khi bạn rụt rè tự giới thiệu về bản thân trước mặt những nhân sỹ thành công, thì đa số, họ lại chẳng để tâm tới bạn.

Kiểu xã giao này chỉ khiến bạn ngày càng mất đi sức mạnh và sự tự tin vốn có của mình và trở nên hấp tấp và lo lắng.

Thay vì dành quá nhiều thời gian để kết giao, chi bằng hãy nỗ lực đề cao chính mình

Giai tầng của bản thân quyết định giai tầng mà bạn có mặt. Bạn thường ở trong vòng tròn của những người cùng giai tầng với mình. Vậy nên, thay vì dành quá nhiều thời gian để kết giao với người khác, chi bằng hãy nỗ lực đề cao chính mình.

Chúng ta đang chuyển từ việc cầu mong những điều bên ngoài thành cầu mong những thứ bên trong chúng ta. Cầu mong bên ngoài là cầu tài nguyên, cầu kênh kết nối, cầu những mối quan hệ, đến khi quay đầu nhìn lại chỉ như gió vào nhà trống. Cầu bên trong chính là tập trung tinh sức của bạn vào những việc cần làm, phát huy sở trường của bạn một cách tối đa. Như vậy tự nhiên bạn sẽ có thể thu hút những người khác tìm đến với mình, từ đó đạt được điều bạn mong muốn.

Đây chính là nội hàm chân chính của câu: “Cầu người chẳng bằng cầu mình”.

Chúng ta đối xử ôn hòa và nhã nhặn với người khác, nhưng lại nổi đóa với người thân và cha mẹ mình

Đôi khi chúng ta vì muốn mở rộng thứ gọi là “mối quan hệ” mà phải nhẫn nhịn đi nịnh nọt và làm theo ý người khác. Nếu cứ tiếp diễn như vậy thì kết quả sẽ là hậu đãi người ngoài, bạc đãi người nhà. Chúng ta đối xử ôn hòa, nhã nhặn với người khác, nhưng lại nổi đóa với thân nhân và cha mẹ mình.

Đắc tội với người khác sẽ khiến chúng ta mất đi lợi ích, cho nên chúng ta không trở nên e dè. Còn người thân họ lại không nỡ làm tổn thương chúng ta, vậy nên chúng ta mới không ngại kiềm chế cảm xúc của mình mà nổi cơn giận dữ.

Vì sao người thực sự thông minh không bao giờ xã giao? - 1

Chúng ta đối xử ôn hòa và nhã nhặn với người khác, nhưng lại nổi đóa với người thân và cha mẹ mình. (Ảnh: webtretho.com)

Người thân thấu hiểu những gian nan trong cuộc sống của bạn, yêu thương bạn chân thành, nên mới nhẫn nhịn bạn, nhường nhịn bạn, mới bao dung cho sự cao ngạo phóng túng của bạn. Đời người có vô số thất bại, nhưng bạc đãi người nhà mới là sự thất bại bi thương và thê lương nhất của chúng ta.

Xã hội ngày càng coi trọng hiện thực, những câu tình cảm ngon ngọt chỉ là lời rào đầu, chi bằng cứ nói thẳng về lợi ích. Dẫu sao thì ai cũng đến vì mục đích của mình, sao lại cứ phải nói những lời mượn gió bẻ măng? Hãy cứ nói thẳng vào vấn đề, nếu hợp thì ngồi lại, không hợp thì rời đi.

“Quân tử chi giao đạm nhược thủy” (người quân tử kết giao nhạt như nước), mọi khoảng cách tồn tại đều là hợp lý. Chúng ta không cần phải cố ý tiếp cận hay tránh xa, mà hãy cứ là chính mình. Nếu cần tiếp cận thì sớm muộn gì cũng có cơ hội tiếp cận được với họ.

Trong tương lai, thứ đáng trân quý nhất là thời gian

Trong tương lai, thứ đáng trân quý nhất chính là thời gian, đừng tùy tiện làm lỡ dở thời gian của người khác, cũng đừng tùy ý lãng phí thời gian của chính mình. Nếu có chút thời gian rảnh thì đó nên là quãng thời gian quý báu bên người thân, chứ không phải để dành cho việc xã giao vô bổ ấy. Người bao nhiêu năm không gặp đột nhiên lại liên hệ thì chắc chắn là họ cần mới nhớ tới bạn. Người không hẹn trước đột nhiên mời bạn đi ăn cơm, chắc hẳn chỉ để góp cho đủ số mà thôi. Bởi vì, người thông minh không bao giờ xã giao!

Nếu bạn có chút thời gian rảnh hãy đọc sách nhiều hơn, ở bên người thân nhiều hơn. Hãy khiến bản thân mình vui vẻ hơn, khiến cuộc sống phong phú nhiều màu sắc hơn. Tu thân dưỡng tính há chẳng tốt hơn sao?

Nguyện ước của rất nhiều người trong chúng ta là hãy dành thời gian rỗi và tâm sức của cho những việc, những người mà ta yêu thích. Vì vậy, hãy làm những việc bạn cần làm, những việc trong sở trường của bạn. Thế giới của bạn sẽ trở nên lung linh đầy sắc màu…

Theo Soundofhope Minh Nguyệt biên dịch


© 2024 | Tạp chí NƯỚC ĐỨC



 

Bài liên quan