Việt Nam có loại cây gia vị đắt thứ 3 thế giới, không ngờ là “thuốc” bổ gan, chống ung thư cực tốt

Việt Nam có loại cây gia vị đắt thứ 3 thế giới, không ngờ là “thuốc” bổ gan, chống ung thư cực tốt

Loại gia vị này được ví như “bà hoàng của gia vị” bởi hương vị đặc trưng và các lợi ích quý giá với sức khỏe.

Bạch đậu khấu là một loại gia vị thuộc họ gừng. Loại cây này còn có các tên gọi khác như bạch khấu xác, bà khấu, đới xác khấu, xác khấu,... 

Bạch đậu khấu là loại thảo dược mọc hoang trong tự nhiên, được tìm thấy ở Nam Mỹ, Thái Lan, Campuchia, Sri Lanka, Việt Nam,... Ở Việt Nam, bạch đậu khấu mọc tự nhiên và được trồng chủ yếu ở các khu vực có khí hậu mát lạnh như Cao Bằng và Lào Cai.

Quả và hoa bạch đậu khấu thường được dùng để làm thuốc, trong khi đó hạt và vỏ quả được dùng làm gia vị. Theo Business Insider, bạch đậu khấu là loại gia vị đắt thứ 3 trên thế giới, sau nhụy hoa nghệ tây và vani, với giá bán lên đến 9 USD cho 100g.

Không chỉ được ví là “bà hoàng của gia vị”, bạch đậu khấu còn được sử dụng như một vị thuốc lâu đời trong y học cổ truyền. Các nghiên cứu khoa học hiện đại cũng đã chỉ ra những tác dụng đáng quý của bạch đậu khấu trong việc phòng ngừa nhiều loại bệnh tật, ví như bệnh gan, tiểu đường, ung thư.

Những lợi ích sức khỏe của bạch đậu khấu

1. Kháng khuẩn

Trong buổi phỏng vấn với Business Insider, Reda Elmardi, một chuyên gia dinh dưỡng người Mỹ, cho hay: “Bạch đậu khấu có chứa eugenol, hoạt chất tạo nên mùi cay nồng đặc trưng cho hạt và có tính kháng khuẩn mạnh”.

Một nghiên cứu được đăng tải trên Journal of Food Science and Technology vào năm 2017 cho thấy, bạch đậu khấu có tác dụng ức chế sự phát triển của salmonella, tụ cầu khuẩn, nấm candida. 

1 Viet Nam Co Loai Cay Gia Vi Dat Thu 3 The Gioi Khong Ngo La Thuoc Bo Gan Chong Ung Thu Cuc Tot

Bạch đậu khấu tươi (Ảnh minh họa).

2. Hạ đường huyết 

Một nghiên cứu đăng tải trên Journal of the Science of Food and Agriculture vào năm 2019 đã tìm hiểu lợi ích của bạch đậu khấu trong việc phòng ngừa và điều trị bệnh tiểu đường. Theo đó, các nhà khoa học phát hiện, việc sử dụng bạch đậu khấu có thể giảm đường huyết ở những người mắc bệnh tiểu đường loại 2. 

Một nghiên cứu khác cho thấy, bạch đậu khấu có tác dụng giảm chỉ số viêm nhiễm ở những người đang bị tiền tiểu đường. 

3. Bảo vệ sức khỏe răng miệng

Bạch đậu khấu không chỉ có tác dụng làm thơm hơi thở mà còn có nhiều lợi ích khác đối với sức khỏe răng miệng.  

Một nghiên cứu được thực hiện vào năm 2020 phát hiện, chiết xuất từ quả và hạt bạch đậu khấu có thể ức chế sự phát triển của vi khuẩn gây viêm nướu. Một nghiên cứu khác cho thấy, loại gia vị này có tác dụng diệt Streptococcus mutans, một vi khuẩn gây sâu răng. 

4. Cải thiện sức khỏe gan

Một nghiên cứu đăng tải trên Nutrition & Metabolism vào năm 2018 cho thấy, bạch đậu khấu có tác dụng giảm viêm nhiễm tại gan ở những bệnh nhân mắc bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu. Nghiên cứu này cũng nhấn mạnh, bạch đậu khấu cũng có tác động tích cực đến sức khỏe tổng thể của gan ở những người không mắc bệnh gan. 

Medical News Today trích dẫn một nghiên cứu khác trên động vật cho thấy, bạch đậu khấu có tác dụng bảo vệ gan khỏi một số loại tổn thương. 

5. Tăng cường sức khỏe tim mạch

Việc tiêu thụ thường xuyên bạch đậu khấu đã được chứng minh có tác dụng giảm nồng độ chất béo trung tính triglyceride trong máu. Khi nồng độ triglyceride trong máu cao có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch cũng như các tai biến nguy hiểm như đau tim, đột quỵ.

Ngoài ra, bạch đậu khấu còn được chứng minh có tác dụng giảm huyết áp và tăng khả năng chống oxy hóa. Đây là những yếu tố có lợi trong việc bảo vệ sức khỏe của trái tim. 

6. Chống ung thư

Theo Medical News Today, bạch đậu khấu chứa các chất hóa học thực vật có đặc tính chống ung thư. Một nghiên cứu được đăng tải trên Journal of Medicinal Food vào năm 2012 đã chỉ ra bạch đậu khấu có thể giảm kích thước của khối ung thư da. Một nghiên cứu trong phòng thí nghiệm được đăng tải trên Journal of Ethnopharmacology vào năm 2022 cho thấy, bạch đậu khấu có thể ngăn chặn sự phát triển và tiêu diệt tế bào ung thư phổi. 

Theo Lam Chi

Đời sống & pháp luật


© 2024 | Tạp chí NƯỚC ĐỨC



 

Bài liên quan