Bé gái 14 tuổi bị ung thư ruột, bác sĩ cảnh báo những kiểu bữa sáng không phù hợp, hầu hết trẻ đều đang ăn sáng như vậy

Bé gái 14 tuổi bị ung thư ruột, bác sĩ cảnh báo những kiểu bữa sáng không phù hợp, hầu hết trẻ đều đang ăn sáng như vậy

Khi trẻ đang trong giai đoạn vàng tăng trưởng và phát triển, nhiều bậc cha mẹ không ngần ngại chi tiền để mua thực phẩm bổ sung cho con, nhưng cha mẹ thường bỏ qua một thứ ảnh hưởng lớn nhất đến trẻ là… bữa sáng.

Cô bé 14 tuổi bị ung thư ruột vì thường xuyên ăn thức ăn nhanh vào bữa sáng

Cô Trương có một cô con gái 14 tuổi, cô Trương cũng là một người phụ nữ thành đạt trong công việc, do đó vì công việc bận rộn nên về cơ bản cô không có thời gian ăn sáng. Nhưng sợ con gái học bài lại đói, cô Trương thường đưa tiền để con tự giải quyết việc ăn sáng hoặc cô Trương sẽ mua một chiếc bánh hamburger cho con. Một ngày nọ, cô Trương nhận được cuộc gọi từ giáo viên của con gái mình, nói rằng cô bé bị đau bụng dữ dội và đang lăn lộn trên mặt đất.

Cô Trương khi biết tin không khỏi hoảng loạn, vội vã đến bệnh viện nơi con gái mình đang nằm. Khi có kết quả, tất cả mọi người đều bàng hoàng, một bé gái 14 tuổi thực sự được chẩn đoán mắc bệnh ung thư ruột. Khi bác sĩ hỏi về chế độ ăn uống của đứa trẻ, cô Trương nhận ra rằng chính vì con gái cô thường xuyên ăn thức ăn nhanh vào mỗi sáng đã gây ra thảm kịch không thể cứu vãn này.

"Con bé thường ăn bánh mì kẹp thịt, hamburger, cả mì tôm vào bữa sáng trong vài năm nay rồi", cô Trương vừa nói vừa khóc lóc thảm thiết. Nhưng mọi thứ đã quá muộn, ở tuổi 14, cô bé đã phải chịu đựng sự hành hạ của bệnh tật, trong khi những đứa trẻ khác đang theo đuổi sự hạnh phúc, ước mơ của tuổi trẻ.

Những kiểu bữa sáng không phù hợp cho trẻ

Bữa sáng rất quan trọng, đặc biệt khi trẻ còn đang lớn, bữa sáng đầy đủ dinh dưỡng có thể giúp trẻ tràn đầy năng lượng trong cả ngày. Nhưng không nên ăn sáng một cách bừa bãi, chính vì thiếu chú ý kết hợp ăn sáng nên nhiều trẻ mới gặp phải bi kịch như vậy.

Các nhà dinh dưỡng học nhắc nhở các bậc cha mẹ rằng, 5 loại thực phẩm sau đây tốt nhất không nên đưa vào thực đơn bữa sáng của trẻ.

Trứng ốp la còn tái

Nhiều bà mẹ đã quen với việc thêm một quả trứng ốp la để nguyên lòng đỏ chưa chín kĩ vào bữa sáng của con mình hoặc hòa tan trứng sống trong cháo nóng, canh nóng. Tuy nhiên trứng cho trẻ em phải được nấu chín kỹ, bằng không rất dễ nhiễm vi khuẩn, đặc biệt là vi khuẩn Salmonella, gây nhiễm trùng huyết.

Ngoài ra, trong lòng trắng trứng sống còn có một chất chống lại biotin (vitamin H) làm cản trở hấp thu dưỡng chất này. Biotin là yếu tố không thể thiếu được trong quá trình sử dụng protein và đường - bột, cần thiết cho sự phát triển bình thường của cơ thể. Vì vậy, ăn trứng sống hoặc tái đều có nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe.

1 Be Gai 14 Tuoi Bi Ung Thu Ruot Bac Si Canh Bao Nhung Kieu Bua Sang Khong Phu Hop Hau Het Tre Deu Dang An Sang Nhu Vay

Uống các sản phẩm từ sữa

Bữa sáng của trẻ em nên có sữa, nhưng trên thị trường hiện nay có nhiều sản phẩm giống như sữa nhưng chúng không phải là sữa thật. Ví dụ nhiều loại sữa dành cho trẻ em có hương vị chua ngọt, sữa trái cây, sữa dinh dưỡng, thức uống trẻ em… không phải là sữa bò nguyên chất, không nên cho trẻ uống những sản phẩm sữa này vào bữa sáng.

Đối với bữa sáng, tốt nhất nên chọn sữa tươi nguyên chất chứ không nên uống sữa có nhiều chất phụ gia và hàm lượng đường cao, nếu không chỉ làm tăng cảm giác no và giảm dinh dưỡng nạp vào cơ thể. Ngoài ra, khi chọn sữa cho con, bạn cũng phải xem thành phần ghi trên bao bì, hộp, cẩn thận xem có ghi dòng chữ "thức uống", "nước giải khát có chứa sữa",… hay không để tránh chọn nhầm.

Món ăn qua đêm

Một số cơ sở thực nghiệm đã tiến hành thí nghiệm, kết quả cho thấy vi khuẩn trong rau để qua đêm vượt quá tiêu chuẩn, dạ dày của trẻ chưa hoàn thiện ăn vào dễ gây viêm dạ dày ruột. Nếu cho trẻ ăn các món ăn qua đêm, chúng phải được làm nóng hoàn toàn, đun nóng trong 10 phút để tiêu diệt các loại vi khuẩn, vi sinh vật. Tất nhiên, thực phẩm tươi là bữa sáng tốt nhất cho trẻ.

Đồ ăn nhẹ nhiều đường

Trẻ ăn thực phẩm nhiều đường trong thời gian dài, đặc biệt là bữa sáng, không chỉ gây hại cho chức năng tiêu hóa, hấp thụ của dạ dày và ruột mà còn gây mất cân bằng dinh dưỡng, dẫn đến béo phì, giảm khả năng miễn dịch. Một số thực phẩm nhiều đường có thể kể đến như bánh kem, bánh ngọt, cola, nước cam đóng chai...

Mì ăn liền

Nhiều trẻ thích ăn mì gói, một số cha mẹ thường nấu mì gói cho con vì họ bận đi làm hoặc lười. Nhưng trên thực tế, mì gói là thực phẩm có hàm lượng muối cao, ăn quá nhiều có thể ảnh hưởng đến cảm giác thèm ăn bình thường và làm giảm độ nhạy cảm của vị giác của trẻ, trẻ dễ bị cao huyết áp và tiểu đường khi trưởng thành.

Theo Pháp luật và bạn đọc


© 2024 | Tạp chí NƯỚC ĐỨC



 

Bài liên quan