BS khuyên: 4 bộ phận trên cơ thể không nên vệ sinh quá sạch sẽ, nhiều người đang làm ngược

BS khuyên: 4 bộ phận trên cơ thể không nên vệ sinh quá sạch sẽ, nhiều người đang làm ngược

Vệ sinh cơ thể sạch sẽ là điều cần thiết, nhưng theo các bác sĩ, có 4 bộ phận cơ thể sau đây, mặc dù bạn cảm thấy không được sạch sẽ, nhưng lại không nên vệ sinh quá mức cần thiết.

Hàng ngày, đặc biệt vào mùa hè, hầu hết các bậc cha mẹ đều thường xuyên tắm rửa cho con, kỳ cọ sạch sẽ để trẻ cảm thấy mát mẻ, phòng ngừa bệnh tật. Quan niệm càng sạch càng tốt phổ biến ở nhiều người, giúp làm tăng thêm "một tầng bảo vệ" cho cơ thể , tránh vi khuẩn hoặc bệnh tật xâm nhập. Tuy nhiên, không phải cái gì sạch sẽ cũng đều tốt, thậm chí còn phản tác dụng.

Theo các bác sĩ, 4 bộ phận trên cơ thể được nêu sau đây là đặc thù riêng, chức năng nhiệm vụ của nó có phần không giống với các bộ phận khác, nếu bạn vệ sinh chúng quá sạch sẽ, vô tình cản trở chức năng bảo vệ cơ thể của chúng với môi trường bên ngoài, đặc biệt là đối với trẻ nhỏ.

132 1 Bs Khuyen 4 Bo Phan Tren Co The Khong Nen Ve Sinh Qua Sach Se Nhieu Nguoi Dang Lam Nguoc

Bài viết này của bác sĩ Trương Kim và Trưởng khoa Vạn Nãi Quân, Khoa Nhi, Bệnh viện Tích Thủy Đầm, Bắc Kinh (TQ).

1. Tai

Nhiều bậc cha mẹ lo lắng rằng, tai của em bé sẽ không đủ sạch sẽ nếu như không thường xuyên lấy sạch ráy tai, để ráy bẩn tích lũy lâu dài sẽ làm ngăn chặn các ống tai, tạo môi trường để vi khuẩn sinh sản, ảnh hưởng đến thính giác.

Trong thực tế, ống tai là một cơ quan có chức năng tự làm sạch, ráy tai có thể bôi trơn ống tai để ngăn ngừa vi khuẩn, nhiễm trùng, nấm và côn trùng xâm nhập. Chỉ cần bạn nghiêng đầu và mở miệng, ráy tai có thể sẽ tự rơi ra mà không cần phải tự vệ sinh.

Da ống tai của trẻ rất mỏng manh, việc làm sạch quá mức có thể dễ dàng dẫn đến tổn thương da và nhiễm trùng. Nếu lớp biểu bì của ống tai bị mất chức năng vận chuyển của nó, nó sẽ tạo ra rất nhiều ráy tai.

Ngay cả việc bạn dùng thiết bị vệ sinh tai, nếu sử dụng không đúng cách, sẽ ảnh hưởng đến màng nhĩ, từ đó sẽ ảnh hưởng đến thính giác.

Tuy nhiên, nếu bạn thấy có quá nhiều ráy tai, chúng không thể tự rơi ra ngoài, hoặc gần như chặn ống tai gây tắc nghẽn, thì bạn nên xử lý đúng cách, hoặc nhờ sự can thiệp của bác sĩ. Tóm lại, kể cả trẻ em hay người lớn, việc vệ sinh tai sạch sẽ quá mức là không cần thiết.

132 2 Bs Khuyen 4 Bo Phan Tren Co The Khong Nen Ve Sinh Qua Sach Se Nhieu Nguoi Dang Lam Nguoc

2. Mũi

Trẻ em thường bị sổ mũi, ngạt mũi khiến bé khó hít thở, gây ra khó ngủ, quấy khóc, cha mẹ sẽ vô cùng lo lắng và phải tìm mọi cách để vệ sinh mũi thật sạch sẽ.

Nhưng nếu bạn không đủ khéo léo hoặc không biết cách vệ sinh, có thể làm tổn thương nghiêm trọng đến ống mũi của trẻ.

Mũi của trẻ thực tế rất ngắn so với người lớn, lỗ mũi hẹp, khoang mũi mềm mại, nhiều mạch máu nhỏ bé và mỏng manh. Đặc biệt là ở trẻ sơ sinh, rất hay bị sổ mũi hoặc khó chịu vùng mũi. Vì thế nhiều cha mẹ hay vệ sinh mũi định kỳ.

Nếu bạn làm sạch quá mức, có thể gây tổn thương niêm mạc mũi và gây nhiễm trùng nang lông. Trẻ sơ sinh ống mũi đang ngắn và mở dài gần góc trong của mắt, khi nhiễm trùng mũi sẽ dễ dàng thâm nhập kết mạc, gây viêm.

Tốt nhất là giữ nhiệt độ và độ ẩm trong nhà phù hợp để giảm sự hình thành nghẹt mũi và tiết dịch mũi. Khi vảy/dịch mũi xuất hiện, bạn chỉ nên dùng 1 chiếc tăm bông vô trùng nhúng vào nước ấm, hoặc với một miếng gạc bông nhúng trong nước ấm không gây kích ứng, làm mềm mũi rồi từ từ lấy ra.

Nếu bạn sử dụng dụng cụ rửa mũi để làm sạch khoang mũi, phải chọn loại có cường độ vừa phải, và điều chỉnh nhiệt độ nước phù hợp.

132 3 Bs Khuyen 4 Bo Phan Tren Co The Khong Nen Ve Sinh Qua Sach Se Nhieu Nguoi Dang Lam Nguoc

3. Vùng kín, cơ quan sinh dục ngoài

Da của trẻ rất non nớt nên việc làm sạch vùng kín quá mức có thể gây nhiễm trùng.

Khác với cấu trúc vật lý của cơ quan sinh dục nam, cơ quan sinh dục nữ và của trẻ em gái khi chưa phát triển hoàn thiện thường chưa có hệ thống bài tiết estrogen hoàn chỉnh, niêm mạc âm đạo mỏng, khả năng tự vệ âm đạo vẫn chưa hình thành, dễ bị tổn thương khi gặp mầm bệnh và chất kích thích, tạo ra nhiễm trùng thứ cấp.

Các bác sĩ khuyên rằng khi vệ sinh vùng kín, nên thực hiện hết sức nhẹ nhàng, sử dụng đồ dùng riêng, tốt nhất là dùng nước sạch hoàn toàn, rửa tuần tự từ trước (âm hộ) ra sau (hậu môn). Đối với bé trai hoặc nam giới trưởng thành thì nên rửa kỹ phần đầu.

132 4 Bs Khuyen 4 Bo Phan Tren Co The Khong Nen Ve Sinh Qua Sach Se Nhieu Nguoi Dang Lam Nguoc

4. Lỗ rốn

Lỗ rốn là bộ phận đặc biệt trên cơ thể, vì chúng lõm sâu vào bên trong, có nhiều nếp nhăn nhỏ, vì thế đây là nơi có nguy cơ tích tụ nhiều cặn bẩn.

Khi chăm sóc trẻ sơ sinh, chú ý chờ cho dây rốn khô tự nhiên, cho đến khi vết thương rốn lành lặn. Khử trùng bằng cồn 75%, lau rốn cần tránh cọ xát rốn vào quần áo hoặc tã. Nếu rốn có mủ hoặc dịch tiết ra, da xung quanh rất đỏ và nóng, có khả năng là bị nhiễm trùng, trong trường hợp này cần đi bác sĩ để chăm sóc y tế.

So sánh với các vùng da khác trên cơ thể, do vùng rốn không có lớp mỡ dày dưới da, chức năng bảo vệ yếu, có nhiều mạch máu chẳng chịt, rất nhạy cảm với sự thay đổi thời tiết nóng và lạnh của môi trường. Do đó, bạn không nên chà xát hay vệ sinh quá mạnh vùng rốn, tránh làm tổn thương.

132 5 Bs Khuyen 4 Bo Phan Tren Co The Khong Nen Ve Sinh Qua Sach Se Nhieu Nguoi Dang Lam Nguoc

Theo Vân Hồng

Trí thức trẻ


© 2024 | Tạp chí NƯỚC ĐỨC



 

Bài liên quan