Chuyên gia Australia: Biến thể Delta làm nhiều người bệnh ốm nặng hơn

Chuyên gia Australia: Biến thể Delta làm nhiều người bệnh ốm nặng hơn

Mức độ nguy hiểm của biến thể Delta của virus SARS-CoV-2 gây nên bệnh Covid-19 được đánh giá là do việc dễ lây lan và tốc độ lây lan cũng rất nhanh.

Bên cạnh đó, khi biến thể này càng lan rộng ở nhiều quốc gia thì thực tế cho thấy là biến thể này còn làm cho người bệnh ốm nặng hơn. Và đây cũng là nhận định của chuyên gia Australia.

1 Chuyen Gia Australia Bien The Delta Lam Nhieu Nguoi Benh Om Nang Hon

Giáo sư Nancy Baxter, Trưởng khoa Dân số và Sức khỏe toàn cầu thuộc Đại học Melbourne. Nguồn: Đại học Melbourne

Australia đang phải đối mặt với đợt dịch Covid-19 bùng phát từ giữa tháng 6/2021 cho đến nay. Trong đó bang New South Wales là nơi dịch bùng phát nghiêm trọng nhất khi từ giữa tháng 6 cho đến nay đã có khoảng 4.000 người mắc Covid-19 trong đó 20 người t ử vong.

Ngay từ khi mới xuất hiện, biến thể Delta được xác định là nhân tố thay đổi cuộc chơi khi khiến nhiều quốc gia từng ứng phó tốt với dịch bệnh vào năm 2020 thì nay đang phải vật lộn với biến thể này, trong đó Australia là một ví dụ điển hình. Nguyên nhân chính khiến biến thể Delta trở nên khó kiểm soát là biến thể nay rất dễ lây lan và tốc độ lây lan rất nhanh. Tuy nhiên, đây không phải là vấn đề duy nhất khi ứng phó với biến thể này.

Giáo sư Nancy Baxter, Trưởng khoa Dân số và sức khỏe toàn cầu thuộc trường Đại học Melbourne cho biết, bằng chứng ở một số quốc gia cho thấy, biến thể Delta còn nguy hiểm bởi nó làm cho người bệnh ốm nặng hơn: “Chúng tôi có kết quả nghiên cứu từ 3 quốc gia khác là Canada, Singapore và Scotland và đều đi đến 1 kết luận chung đó là nếu bị nhiễm biến thể Delta thì khả năng phải nhập viện hay phải điều trị tích cực hay thậm chí là t ử vong sẽ lớn gấp ít nhất 2 lần so với các biến thể khác của Covid-19”.

Vì biến thể Delta có độc lực rất mạnh nên có thể tấn công cả những người trẻ tuổi. Số liệu thống kê tại Australia cho thấy, những người trong độ tuổi 20 đến 30 là đối tượng bị Covid-19 nhiều nhất, tiếp đó là đến đối tượng trong độ tuổi từ 30 đến 39. Đáng chú ý là trẻ em, đối tượng ít mắc Covid-19 vào năm 2020 thì năm nay số lượng lại tăng lên nhanh chóng. Theo thống kê của bang New South Wales, trong khoảng 2 tuần, bang này ghi nhận khoảng 200 ca mắc Coivd-19 ở trẻ em dưới 9 tuổi. Đặc biệt, tại nước này đã ghi nhận 2 trường hợp t ử vong vì Covid-19 ở độ tuổi 20 và 30 và diễn biến của các ca bệnh này đều rất nhanh khiến các chuyên gia y tế không kịp trở tay.

Vì độc lực của biến thể Delta rất mạnh nên giáo sư Nancy Baxter cũng cho biết, không chỉ nhiều người trẻ tuổi bị Covid-19 tại Australia hiện nay mà nhiều người trong độ tuổi này cũng đang được điều trị tích cực trong bệnh viện vì Covid-19.

Tuy vậy đợt dịch lần này cũng cho thấy mặc dù virus dễ lây lan và dễ khiến người bệnh bị ốm nặng song do đã có một phần dân số tiêm vaccine, đặc biệt là những đối tượng dễ bị tổn thương như người già nên tỷ lệ người t ử vong trong đợt dịch lần này không cao như đợt dịch bùng phát tại bang Victoria vào năm 2020. Chính vì vậy giáo sư Nancy Baxter cho rằng, ngoài việc nhanh chóng phong tỏa khi xuất hiện biến thể Delta để kiểm soát dịch dễ dàng hơn như bang Nam Australia hay Victoraia đã làm thì việc đẩy nhanh số lượng người được tiêm vaccine vẫn là biện pháp hữu hiệu để giảm khả năng lây nhiễm và giảm khả năng bệnh trở nặng khi bị Covid-19.

Tuy vậy, giáo sư Nancy Baxter cũng cho rằng, với tình hình diễn ra tại bang New South Wales như hiện nay, tỷ lệ 50% người dân tiêm vaccine chưa thể đủ để làm điều kiện nới lỏng các biện pháp kiểm soát bởi dịch hoàn toàn có thể bùng phát ở 50% dân số còn lại. Vì vậy để từng bước gỡ bỏ các biện pháp kiểm soát dịch bệnh và nới lỏng phong tỏa, tỷ lệ tiêm vaccine ở bang New South Wales cần nhiều hơn 50% và bang này cũng có thể mất nhiều tháng nữa mới kiểm soát được dịch bệnh./.


© 2024 | Tạp chí NƯỚC ĐỨC



 

Bài liên quan