Loại quả trị được nhiều bệnh và hỗ trợ phòng ngừa ung thư nhưng có 5 nhóm người không nên ăn

Loại quả trị được nhiều bệnh và hỗ trợ phòng ngừa ung thư nhưng có 5 nhóm người không nên ăn

Với nguồn dinh dưỡng quý báu, chôm chôm đem lại rất nhiều lợi ích chữa bệnh mà không phải ai trong chúng ta cũng nắm được.

1 Loai Qua Tri Duoc Nhieu Benh Va Ho Tro Phong Ngua Ung Thu Nhung Co 5 Nhom Nguoi Khong Nen An

Mùa hè là mùa chôm chôm chín. Vào thời điểm này, những gánh chôm chôm đỏ au, tươi rói, ngọt mát, căng mọng được bán rất nhiều, với giá thành phải chăng. Chôm chôm là thức quả "vạn người mê" của người Việt vì không chỉ ngon lành, chúng còn đem đến rất nhiều giá trị về dinh dưỡng.

Nghiên cứu của y học hiện đại cho biết, trong 100g thịt quả chôm chôm sẽ cung cấp 82 calo, 0.35 miligam sắt, 0.343 miligam mangan, 0.08 miligam kẽm, 8 microgam folate, 0.022 miligam riboflavin, 0.013 miligam thiamine và 0.02 miligam vitamin B6… cùng nhiều dưỡng chất khác.

Đồng thời, có rất nhiều lưu ý khi ăn quả chôm chôm mà chúng ta nên biết.

Hãy lắng nghe lương y đa khoa Bùi Đắc Sáng (Viện hàn lâm KH&CN Việt Nam, Hội Đông y Hà Nội) bàn giải về loại quả đặc biệt này.

2 Loai Qua Tri Duoc Nhieu Benh Va Ho Tro Phong Ngua Ung Thu Nhung Co 5 Nhom Nguoi Khong Nen An

Lương y đa khoa Bùi Đắc Sáng (Viện hàn lâm KH&CN Việt Nam, Hội Đông y Hà Nội).

Hỏi: Thưa lương y đa khoa Bùi Đắc Sáng, với nhiều người thì chôm chôm chỉ là loại quả ăn vui miệng, có tác dụng tráng miệng. Tuy nhiên ở góc độ Đông y, chôm chôm có thể dùng để chữa bệnh không?

Trong Đông y, từ vỏ đến hạt của chôm chôm đều được tận dụng để chữa bệnh. Quả chôm chôm (chưa chín) dùng để chữa tiêu chảy, kiết lỵ. Lá chôm chôm được sử dụng để giảm đau đầu hoặc đun làm nước gội đầu sẽ giúp tóc óng mượt hơn.

Vỏ chôm chôm đem sắc lên để uống chữa tưa lưỡi, hạ sốt. Thịt quả chôm chôm và hạt nghiền thành bột được sử dụng để giảm cholesterol. Chôm chôm cũng được sử dụng để giảm bệnh tiểu đường và tăng huyết áp. Còn hạt chôm chôm có thể dùng để điều trị sạm da. Tất cả đều có thể sử dụng tuy nhiên cần thực hiện dưới sự hướng dẫn của người có chuyên môn.

Hỏi: Vậy còn theo ý kiến của khoa học hiện đại, quả chôm chôm có thể đem lại tác dụng gì, thưa ông?

Chôm chôm có thể hỗ trợ phòng bệnh ung thư. Vì nó chứa các hoạt chất tựa như chất chống oxy hóa mạnh, có thể phòng ngừa được bệnh ung thư.

Ngoài ra, chôm chôm còn là loại quả có hàm lượng chất xơ cao, có tác động trực tiếp đến việc cải thiện nhu động ruột của cơ thể. Chất xơ trong chôm chôm sẽ hoạt động như một chất xúc tác giúp tiêu hóa tốt hơn, do đó giúp giảm nguy cơ khó tiêu và táo bón.

Vì chôm chôm có chứa rất nhiều protein, carbohydrate, chất béo tốt, vitamin C, sắt, phốt pho, canxi, đồng, mangan… nên đã được người dân các quốc gia Đông Nam Á tận dụng để làm thuốc chữa một số bệnh như huyết áp cao, tiểu đường… suốt hàng trăm năm nay. Bên cạnh đó, hạt loại quả này cũng có thể được điều chế để trị tiểu đường.

Chôm chôm cũng chứa lượng phốt pho dồi dào nên chôm chôm có thể loại bỏ các chất thải và độc tố trong thận. Chất phốt pho này cũng rất cần thiết cho việc sửa chữa, bảo trì và kích thích các mô tế bào trong cơ thể phát triển.

Hỏi: Vỏ và hạt chôm chôm được y học cổ truyền sử dụng như một dược liệu trị bệnh, vậy chúng ta có thể sử dụng chúng như thế nào?

- Chữa sốt: Rửa sạch 15g vỏ quả chôm chôm khô, đổ thêm 3 ly nước rồi đun sôi lấy 1 ly, để nguội. Uống 1/3 ly một lần, 3 lần một ngày sẽ thấy hiệu quả.

- Chữa tiêu chảy, kiết lỵ: Rửa sạch vỏ 10 trái chôm chôm, cắt vụn, thêm vào 3 ly nước sạch đun sôi cho đến khi lượng nước còn lại một nửa, để nguội, uống mỗi ngày hai lần.

- Trị tiểu đường: 5 hạt chôm chôm rang chín và giã nhuyễn thành bột, chế nước sôi, khuấy đều, để nguội uống. Mỗi ngày dùng 1-2 lần.

- Chữa tưa lưỡi: Nhai vỏ và hạt quả xanh rồi súc sạch miệng. Hoặc lấy vỏ và hạt giã lấy nước bôi lên lưỡi.

Hỏi: Chôm chôm tốt như vậy, tuy nhiên có nhóm người nào cần kiêng kỵ không?

Dù bổ dưỡng là thế xong cũng chôm chôm vốn là trái cây nhiệt đới, không phải ai cũng có thể ăn. Có 5 nhóm người sau đây nên hạn chế ăn đó là:

1. Người đầy bụng, khó tiêu: Người luôn bị đầy bụng, khó tiêu mà ăn loại quả này sẽ khiến cho bệnh trở nên nghiêm trọng, khó chữa hơn.

2. Người nóng trong, hay "bốc hỏa": Vì lượng đường trong chôm chôm nhiều nên khi ăn vào sẽ gây nóng trong người, nó không phù hợp với những người có cơ thể lúc nào cũng phừng phừng vì sẽ làm cho cơ thể thêm bức bối, khó chịu, sinh bệnh.

3. Người tiểu đường: Chôm chôm là loại quả có vị ngọt cao, nhiều đường, vô cùng nguy hiểm nếu người tiểu đường ăn nhiều loại quả này.

4. Người bị nhiệt miệng, mụn nhọt, rôm sảy: Cũng vì loại quả này chứa nhiều đường nên sẽ gây nhiệt cho cơ thể, kích thích nổi mụn nhọt, rôm sảy.

5. Người béo phì, đang muốn giảm cân: Chôm chôm lại là loại quả có độ ngọt cao. Nếu ăn quá nhiều sẽ khiến bạn không thể giảm cân hiệu quả.

Hỏi: Một người bình thường, một ngày có thể ăn bao nhiêu chôm chôm?

Dù không thuộc nhóm trên bạn cũng nên cẩn trọng khi ăn chôm chôm. Mỗi ngày chỉ nên ăn khoảng 400-500g và cần hạn chế ăn nhiều chôm chôm vào ngày nắng nóng.

Hỏi: Bà bầu có thể ăn chôm chôm được không?

Bà bầu cũng nên cẩn trọng khi ăn chôm chôm vì đây là loại quả nóng, tránh ăn những quả chôm chôm quá chín vì có chứa nồng độ cồn cao, sẽ không an toàn cho mẹ và bé. Tốt nhất, bà bầu nên hỏi ý kiến bác sĩ về liều lượng ăn chôm chôm phù hợp.

Cảm ơn lương y đa khoa Bùi Đắc Sáng vì những thông tin rất bổ ích!

Theo Phụ nữ Việt Nam


© 2025 | Tạp chí NƯỚC ĐỨC



 

Bài liên quan