Tay là một trong những bộ phận của cơ thể có thể cảnh báo một số vấn đề nhất định về sức khỏe. Các bác sĩ nói rằng, tình trạng bàn tay của bạn có thể là kết quả của những thay đổi xảy ra ở cơ quan khác trong cơ thể. Theo trang Brightsite, bạn nên lưu ý những triệu chứng dưới đây để duy trì sức khỏe.
Triệu chứng ở bàn tay cảnh báo vấn đề sức khoẻLòng bàn tay có màu đỏ
Lòng bàn tay có màu đỏ (hoặc ban đỏ) có thể là dấu hiệu của các vấn đề về gan. Ảnh minh họa: Internet
Các bác sĩ giải thích rằng lòng bàn tay có màu đỏ (hoặc ban đỏ) có thể là dấu hiệu của các vấn đề về gan, đặc biệt nếu bạn trên 50 tuổi. Thông thường, các vết màu đỏ thường xuất hiện ở rìa ngoài của lòng bàn tay. Ngoài ra, nguyên nhân khác khiến lòng bàn tay có màu đỏ là do sự mất cân bằng nội tiết tố gây giãn mạch máu.
Viêm khớp dạng thấp cũng có thể là một lý do khiến lòng bàn tay có vết đỏ. Nếu bạn đã phát hiện ra sự thay đổi bất thường này trên bàn tay thì nên tìm gặp bác sĩ chuyên khoa để tìm ra nguyên nhân thực sự gây bệnh. Bên cạnh đó cần xây dựng cho bản thân một chế độ ăn uống lành mạnh, hạn chế rượu bia.
Ra mồ hôi tay
Lòng bàn tay thường xuyên đổ mồ hôi có thể do nguyên nhân như tăng tiết mồ hôi tay do rối loạn thần kinh thực vật, căng thẳng hoặc bệnh lý tuyến giáp. Khi tuyến giáp hoạt động quá mức sẽ làm tăng tốc độ trao đổi chất, tạo ra nhiều nhiệt và để thoát nhiệt ra bên ngoài thì mồ hôi sẽ ra nhiều hơn.
Một số bệnh lý khác cũng khiến tay thường xuyên đổ mồ hôi bao gồm khối u di căn chèn dây thần kinh tủy sống, rối loạn chuyển hóa, hạ đường huyết, hệ tiêu hóa gặp vấn đề…
Trong trường hợp mồ hôi tay ra nhiều do nguyên nhân căng thẳng, bạn nên tránh sử dụng rượu bia và học cách kiểm soát các cơn căng thẳng bằng các phương pháp như thiền định, yoga. Với nguyên nhân bệnh lý thì bạn nên đến gặp bác sĩ để tìm ra phương pháp điều trị tốt nhất.
Mất độ nhạy cảm và ngứa ran
Đôi khi chúng ta thức dậy với cảm giác tê, mất cảm giác ở một số phần của cơ thể. Nguyên nhân thường là do bạn đã ngủ trong một tư thế quá lâu, khiến dây thần kinh cảm giác bị đè trong một thời gian dài.
Trong một số trường hợp, các triệu chứng này khi xuất hiện ở tay còn có thể là dấu hiệu của một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng hơn như cổ tử cung, hội chứng ống cổ tay, huyết khối tĩnh mạch, chấn thương cánh tay, thiếu máu hoặc tiểu đường. Nếu bạn thường xuyên bị mất cảm giác ở bàn tay mà không phải do lý do bên ngoài tác động, hãy đến gặp bác sĩ sớm nhất có thể.
Tay khô
Những lý do phổ biến nhất làm da tay bị khô là do sự mất nước và thiếu hụt estrogen. Ảnh minh họa: Internet
Những lý do phổ biến nhất làm da tay bị khô là do sự mất nước và thiếu hụt estrogen, thường xuất hiện ở phụ nữ thời kỳ mãn kinh. Để tránh mất nước, bạn nên tích cực uống nước nhiều hơn và tạo thói quen sử dụng kem dưỡng ẩm; đồng thời, chú ý bổ sung thêm cá, các loại hạt, thực phẩm giàu estrogen vào chế độ ăn uống hàng ngày. Bên cạnh đó, bận cũng có thể đến gặp bác sĩ để được kê đơn điều trị mất cân bằng nội tiết tố, nó sẽ giúp bạn kiểm soát sự sụt giảm estrogen hiệu quả.
Bàn tay bị run
Tay run rẩy bất thường có thể là dấu hiệu cảnh báo vấn đề sức khỏe. Ảnh minh họa: Internet
Tay run rẩy bất thường có thể là dấu hiệu cảnh báo vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như bệnh Parkinson. Một số nguyên nhân khác cũng có thể gây ra tình trạng trên là do lo âu, căng thẳng, sử dụng cà phê, uống rượu thường xuyên.
Móng tay yếu
Móng tay yếu hoặc đứt gãy có thể là triệu chứng cơ thể thiếu kẽm. Kẽm đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe của chúng ta, nó thúc đẩy việc chữa lành vết thương, giúp tế bào phân chia và tăng cường hệ miễn dịch.
Một số thực phẩm giàu kẽm giúp móng chắc khỏe hơn bao gồm bột yến mạch, các loại hạt, thịt hoặc sử dụng các viên uống bổ sung kẽm nhưng cần tham khảo trước ý kiến của bác sĩ.
Ngứa lòng bàn tay
Nếu da lòng bàn tay bị ngứa, không có màu hồng đều nhau mà có nhiều đốm trắng xuất hiện thì có nhiều khả năng bạn đã bị nhiễm nấm ngứa, ghẻ hoặc do ký sinh trùng gây ra. Trong trường hợp chỉ 2 ngón tay trỏ bị ngứa thì có thể là dấu hiệu của các vấn đề về rối loạn chức năng ruột kết, túi mật.
Phù Dung
Nguồn: PNSK
© 2024 | Tạp chí NƯỚC ĐỨC