Sau cái ôm của bố, bé 5 tuần tuổi bỗng bị ngộ độc phải nhập viện cấp cứu

Sau cái ôm của bố, bé 5 tuần tuổi bỗng bị ngộ độc phải nhập viện cấp cứu

Khi đến nơi, cậu bé có dấu hiệu khó thở, các bác sĩ ban đầu nghi ngờ bị nhiễm trùng huyết nhưng sau đó nhận ra bé trai có biểu hiện ngộ độc ở trẻ sơ sinh.

132 1 Sau Cai Om Cua Bo Be 5 Tuan Tuoi Bong Bi Ngo Doc Phai Nhap Vien Cap Cuu

Vợ chồng Jessica sau khi nghe bác sĩ giải thích liền hiểu ra có thể do thói quen mỗi khi về nhà đã ôm chầm lấy con của chồng vô tình khiến bụi bẩn lọt vào miệng của con. Bác sĩ cũng cảnh báo người lớn khi đi ngoài đường về đặc biệt ở những nơi ô nhiễm, công trường nên tắm rửa sạch sẽ trước khi ôm hôn con.

May mắn cho cậu bé Nickolas khi đã đến bệnh viện kịp thời để điều trị nên đã dần hồi phục nhưng vẫn cần phải theo dõi thêm.

132 2 Sau Cai Om Cua Bo Be 5 Tuan Tuoi Bong Bi Ngo Doc Phai Nhap Vien Cap Cuu

Bệnh ngộ độc ở trẻ sơ sinh là gì?

Bệnh ngộ độc trẻ sơ sinh là một căn bệnh hiếm gặp có thể xảy ra khi một em bé ăn vi khuẩn sản sinh độc tố bên trong cơ thể như các vi khuẩn Clostridium botulinum (C. botulinum). Vi khuẩn này có thể phát triển và sinh sôi trong ruột của trẻ, tạo ra độc tố nguy hiểm.

Tình trạng này có thể xảy ra ở trẻ sơ sinh đến 12 tháng tuổi, bởi vì trẻ nhỏ có hệ thống tiêu hóa chưa trưởng thành.

Các triệu chứng ngộ độc trẻ sơ sinh

Các triệu chứng ngộ độc bắt đầu từ 3-30 ngày sau khi trẻ ăn phải vi khuẩn C. botulinum.

Mặc dù có phương thức điều trị ngộ độc ở trẻ sơ sinh nhưng điều quan trọng là trẻ phải được chăm sóc y tế càng sớm càng tốt. Vì vậy, đưa em bé của bạn đến bác sĩ ngay lập tức nếu bạn phát hiện bất kỳ dấu hiệu bất thường nào.

Táo bón thường là dấu hiệu đầu tiên của ngộ độc nên cha mẹ cần chú ý. Nó cũng thường đi kèm với triệu chứng chân tay yếu ớt, khó cử động, gặp khó khăn trong việc bú. Các triệu chứng ngộ độc khác ở trẻ sơ sinh có thể bao gồm:

- Chán ăn, không chịu bú sữa;

- Tiếng khóc yếu

- Ít cử động;

- Khó nuốt, chảy nước dãi quá mức;

- Gặp các vấn đề về thở.

Ngăn ngừa ngộ độc ở trẻ sơ sinh

Một cách quan trọng để giảm nguy cơ ngộ độc botulism ở trẻ sơ sinh là không cho trẻ ăn mật ong hoặc bất kỳ thực phẩm chế biến có chứa mật ong trước khi trẻ được 1 tuổi.

Mật ong đã được chứng mình rất dễ chứa vi khuẩn C.botulinum. Những vi khuẩn này vô hại đối với trẻ đã lớn và người lớn vì hệ thống tiêu hóa của chúng trưởng thành hơn.

Để giảm nguy cơ nhiễm bẩn từ vi khuẩn C. botulinum, tốt nhất là nên nấu chín thực phẩm, luôn hâm nóng lại thức ăn thừa trong 10 phút trước khi ăn.

Vi khuẩn C.botulinum ở khắp mọi nơi trong môi trường như ở bụi bẩn, và thậm chí cả trong không khí. Vì vậy, tránh cho trẻ sơ sinh tiếp xúc với đất hoặc bụi bị ô nhiễm. Loại tiếp xúc với đất ô nhiễm xảy ra thường xuyên nhất gần các khu vực xây dựng và nông nghiệp.


© 2024 | Tạp chí NƯỚC ĐỨC



 

Bài liên quan