Chàng trai Pháp hàn gắn trái tim tan vỡ của cô gái Việt hơn 10 tuổi

Chàng trai Pháp hàn gắn trái tim tan vỡ của cô gái Việt hơn 10 tuổi

Chị làm nail và cư trú bất hợp pháp. Anh làm trong chính quyền thành phố Paris, tình cờ biết hoàn cảnh của chị, từ thương thành yêu vô điều kiện.

Kết hôn sắp tròn một năm, được chồng chiều chuộng và có một bé trai đáng yêu, chị Thuấn (39 tuổi) đang hạnh phúc hơn bao giờ hết. Nếu đem ra so sánh, quãng thời gian này quá ngắn ngủi so với 12 năm trước đó chị từng yêu trong mù quáng, bị lừa tình cảm, tiền bạc. Song, chị vẫn vô cùng biết ơn số phận vì nhờ có trải qua tột cùng đau khổ, chị mới được trao hạnh phúc như hôm nay. Năm 21 tuổi, chị Thuấn (quê Đông Anh, Hà Nội) đã trao trọn trái tim cho một người đàn ông từng có vợ và con. Ngày đưa về ra mắt, cả gia đình chị không ai đồng ý. Nhưng chị lại bị những lời ngọt ngào của người đàn ông đó chinh phục và yêu anh ta quên cả bản thân mình.

Lao vào làm lụng và tích cực uống thuốc chữa vô sinh (chị từng nghĩ là do mình), khiến chị già đi trông thấy và tăng đến gần 20 kg. Rồi năm lần bảy lượt người đó thoái thác đăng ký kết hôn, chị vẫn yêu, bỏ ngoài tai những điều tiếng xấu về anh ta. Chị thậm chí còn thế chấp cả nhà của bố mẹ để đưa tiền cho chồng kinh doanh. 12 năm sau, chị phát hiện anh ta ngoại tình. Đến lúc này, chị bị buộc phải rời khỏi nhà cùng một khoản nợ ngân hàng khổng lồ.

Chị bị trầm cảm, suốt nửa năm chỉ ngồi cười một mình. Gia đình đã xác định thế là mất con, mất tiền. Nhưng cuộc đời lại cho chị cơ hội mới.

“Hôm đó mẹ đang chải tóc cho tôi, còn bố thì nói chuyện với một người quen sống ở Pháp. Tôi lơ ngơ nghe bố nói chuyện, rồi góp lời: ‘Bố cho con đi, con không muốn ở lại nơi này'”, chị Thuấn kể.

132 1 Chang Trai Phap Han Gan Trai Tim Tan Vo Cua Co Gai Viet Hon 10 Tuoi

Tết năm 2013, chị lên máy bay đến một đất nước xa lạ. Chị không thể quên được ngày đó, người cha già với đôi tay nhăn nheo ôm chặt vai chị: “Đi chơi cho khuây khỏa rồi về. Dù con lớn thế nào vẫn là đứa con bé nhỏ của bố”. Gạt nước mắt, chị dặn lòng sẽ sống tốt để không phụ lòng cha mẹ.

Nơi đất khách quê người, chị Thuấn đã nếm trải đủ khó khăn. Visa theo dạng thăm người thân, chỉ một tháng là hết hạn. Trong khi người quen của chị ở tỉnh, tìm việc rất khó. Vì thế, chị lựa chọn ở lại Paris không giấy tờ, trong khi tiếng Pháp nửa chữ cắn đôi cũng không biết.

Không giấy tờ rất khó xin việc. May nhờ sự chăm chỉ và khéo léo, sau một năm sang Pháp chị đã trở thành cái “máy kiếm tiền” cho chủ quán nail và được họ làm cho vài giấy tờ tùy thân.

Tháng 6/2014, anh Renaud (năm đó 27 tuổi) tình cờ thấy Facebook của chị Thuấn với những bức ảnh có nụ cười rất tươi. Anh đã nhắn tin làm quen. Vì không biết tiếng nên chị Thuấn chỉ chào hỏi qua loa.

Khoảng một tuần sau, anh lại nhắn tin: “Bạn là người nước nào?”. Khi chị trả lời Việt Nam thì anh hỏi tiếp: “Sao không trả lời tôi?”. Chị thành thực: “Tôi không biết tiếng Pháp và cả tiếng Anh”. Những tưởng sau câu đó, anh chàng “chạy mất dép”, thì bất ngờ xuất hiện một câu tiếng Việt: “Chúng ta có thể làm bạn của nhau không?”.

Những ngày sau đó hai người thường hay trò chuyện và dĩ nhiên bằng tiếng Việt, dù đôi khi không hiểu hết ý. Sau một thời gian Renaud biết được hoàn cảnh của chị Thuấn và càng thương chị hơn. Anh đề nghị gặp mặt vào một ngày chủ nhật hơn ba tháng sau.

Anh Renaud thành thực, hôm đó anh chở chị đi chơi khắp thủ đô Paris và chẳng muốn ra về. “Lần đầu gặp, tôi đã bị cô ấy cuốn hút với nước da bánh mật tuyệt vời. Tôi không thể rời mắt khỏi cô ấy vì đôi mắt, không hẳn đẹp nhưng là đôi mắt biết nói”.

132 2 Chang Trai Phap Han Gan Trai Tim Tan Vo Cua Co Gai Viet Hon 10 Tuoi

Anh cứ rủ chị ở lại nói chuyện, mà thực tế cũng không nói được gì nhiều. Khi muốn nói hay hỏi gì, anh toàn viết tiếng Anh rồi dịch ra tiếng Việt. Lúc đó chị mới biết hóa ra đây là cách anh dùng để trò chuyện với chị bao ngày qua.

Sau bữa đó, Renaud nhắn tin: “Em nghĩ về anh như thế nào”. Chị đáp: “Anh rất tốt nhưng anh trẻ quá nên chúng ta chỉ là bạn”. Renaud lại nhắn: “Anh làm thế nào để già bằng em?”. Cô gái Việt lại đáp: “Không thể làm gì vì anh sinh năm 1987, còn em sinh năm 1978”.

Renaud hỏi: “Thế anh phải làm gì để em thích anh?”. Chị không trả lời. Anh lại tiếp tục nhắn nhiều câu nữa và cuối cùng thì nói: “Anh sẽ chứng minh cho em thấy tình yêu của anh đủ lớn để em tin”.

Từ đó mỗi ngày tan sở, anh đến đón chị ở chỗ làm. Chàng trai Pháp bắt đầu dạy cô gái Việt đánh vần từng chữ tiếng Pháp. Trong giờ làm, anh vẫn nhắn tin hỏi và bắt chị trả lời bằng ngôn ngữ này, sai đâu anh sửa đấy.

“Có một lần anh đến chỗ tôi làm chờ tan ca. Một bà khách đã nói vài câu khinh thường tôi. Tôi im lặng nhưng anh thì giận dữ: ‘Sao em để người ta khinh em như chó mèo mà vẫn chịu được’. Thế là anh ấy đòi lại công bằng cho tôi. Sau sự việc đó, tôi càng quý anh nhiều hơn”, chị Thuấn tâm sự.

Đón nhận chàng trai kém mình tới gần 10 tuổi, chị dần cảm nhận được anh trẻ người nhưng không non dạ. Vì làm việc cho cơ quan hành chính thành phố Paris nên Renaud biết rất rõ người không có giấy tờ như chị thiệt thòi thế nào. Trước tiên, anh đăng ký tạm trú cho chị, xin thẻ chữa bệnh miễn phí. Yêu nhau vài tháng anh dẫn chị về ra mắt gia đình và bàn đến kế hoạch kết hôn.

“Trai gái Pháp thường sống với nhau chứ ít muốn cưới như Việt Nam mình. Hai anh trai của Renaud cũng không cưới ai. Vậy mà anh ấy muốn nhanh chóng kết hôn cùng tôi, để tôi được sống đàng hoàng ở Pháp”, chị Thuấn xúc động nói.

Dự định kết hôn từ cuối năm 2015 nhưng trục trặc giấy tờ tại Việt Nam nên tận 7 tháng sau chị Thuấn mới có đủ giấy tờ. Lúc đó chị đã mang bầu tháng thứ 7, váy cưới mua từ lâu giờ cũng không thể mặc được nữa. Chồng chị đành lên mạng tìm mua cho vợ được chiếc váy phù hợp.

132 3 Chang Trai Phap Han Gan Trai Tim Tan Vo Cua Co Gai Viet Hon 10 Tuoi

Ngày 11/6/2016, đám cưới diễn ra không ồn ào chỉ có bố mẹ chồng và hai anh trai. 5 ngày sau thì chị sinh con.

Sau khi sinh, anh Renaud càng chiều chuộng vợ hơn. Anh giành làm mọi việc nhà, không cho vợ đụng tay làm gì. Ông bố trẻ thích được tắm cho con tới độ, chưa để cho vợ tắm bé ngày nào.

Anh Renaud chia sẻ, từ ngày có con, có vợ, anh cười nhiều hơn, ngày nào cũng mong được về nhà thật sớm, đi đâu cũng mang vợ con theo vì anh rất tự hào muốn khoe. Vợ anh nấu ăn cũng rất ngon, món nào anh cũng mê mẩn. Renaud không dám tưởng tượng một ngày không có vợ con, cuộc sống của anh sẽ như thế nào.

“Tôi vẫn hay nói với cô ấy, nếu anh làm sai điều gì, xin hãy nói cho anh biết. Đừng tức giận rồi mang con về Việt Nam. Anh sẽ không sống nổi nếu thiếu hai mẹ con”, anh Renaud bộc bạch.

PV

 

 


© 2025 | Tạp chí NƯỚC ĐỨC



 

Bài liên quan