Du học sinh Canada nghẹn ngào xúc cảm 50 giờ về nước và 14 ngày cách ly: “Chưa bao giờ cảm thấy yêu nước như bây giờ.”

Du học sinh Canada nghẹn ngào xúc cảm 50 giờ về nước và 14 ngày cách ly: “Chưa bao giờ cảm thấy yêu nước như bây giờ.”

Tôi là một du học sinh trở về từ Canada trong những ngày cả thế giới gồng mình chống dịch Covid-19.

Chưa biết tới khi nào bình yên, tôi lại trên những chuyến bay sang bên kia bán cầu tiếp tục việc học, nhưng cảm nhận một hành trình về nước và cách ly với những mảnh chuyện, trải nghiệm khó quên về tình người sẽ mãi là khoảng thời gian không bao giờ quên trong ký ức…

50 giờ về nước…

19/03. Chuyến bay từ Montreal, Canada đến Qatar, Doha.

Trên máy bay, đoạn băng ngắn hướng dẫn hành khách những nguyên tắc phòng chống dịch Covid-19 trên máy bay được phát đi phát lại.

Không khí im ắng hơn bình thường. Đa số hành khách ngồi yên tại chỗ, nhắm mắt nghỉ ngơi. Một vài người khác đeo găng tay, lấy giấy ướt vệ sinh chỗ ngồi trước khi ngồi xuống. Một số khác im lặng đọc sách.

Đa số đeo khẩu trang, trong đó có tôi.

132 1 Du Hoc Sinh Canada Nghen Ngao Xuc Cam 50 Gio Ve Nuoc Va 14 Ngay Cach Ly Chua Bao Gio Cam Thay Yeu Nuoc Nhu Bay Gio

Các đồng chí dân phòng giúp người hoàn thành thời gian cách ly mang hành lý tư trang ra xe tập trung để về nhà

Nhắm mắt lại cố nghỉ ngơi, tôi nhớ lại cuộc gọi của mẹ. Đó là một chiều chủ nhật, đang ngồi đọc tin tức trên một trang web địa phương thì điện thoại kêu. Giọng mẹ đầy lo lắng: “Con đã đọc báo chưa? Đã mua được khẩu trang chưa?”. Trường hợp nhiễm Covid-19 đầu tiên tại P.E.I., thành phố tôi đang học và sinh sống tại Canada, vừa được công bố.

Mẹ đề nghị tôi suy nghĩ về việc về nước.

Tôi băn khoăn nghĩ đến những khó khăn hiện tại. Thành phố đã cho đóng cửa trường học và hầu hết các dịch vụ không thiết yếu. Siêu thị, nhà thuốc và các cây xăng chỉ mở trong một khung giờ nhất định. Công việc đang làm bị cho tạm nghỉ. Bảo hiểm không chắc đã chi trả được mọi chi phí cho một du học sinh như tôi nếu có trường hợp xấu xảy ra.

Nhưng rồi sau đó, tôi mở một trang web mới trên máy tính, đọc hướng dẫn của Chính phủ về thực hiện nguyên tắc an toàn khi đi máy bay trong thời điểm bùng dịch Covid-19 toàn cầu. Và quyết định trở về.

Bầu không khí ở sảnh chính sân bay quốc tế Hamad, Qatar yên ắng hơn hẳn bình thường so với quy mô của một sân bay quốc tế.

Rất nhiều hành khách đeo khẩu trang, bao gồm cả những hành khách phương Tây. Đây là một điểm khác biệt mà tôi không nhận thấy ở các sân bay Charlottetown, P.E.I. hay Montreal, Quebec của Canada khi chờ transit.

Bước vào quầy kiểm tra an ninh, xếp hàng trước tôi là một cậu bé khoảng 7-8 tuổi đang đi cùng với mẹ.

Nhân viên an ninh yêu cầu cậu bé cởi ba lô và để lên khay an ninh. Sau khi làm xong, cậu bé bất ngờ mỉm cười với người nhân viên kia.

“Cảm ơn đã đi làm vì bọn em!”

Anh nhân viên nhìn cậu bé, không nói gì, chỉ gật nhẹ đầu.

Tôi không nhìn thấy rõ anh có cười hay không sau lớp khẩu trang dày cộp. Nhưng đôi mắt hơi ửng đỏ của anh thì nói lên nhiều hơn cả những lời nói thành lời.

Tiếng điện thoại rung nhẹ kéo tôi lại thực tại. Tin nhắn mới đến khiến tôi sững sờ. Chuyến bay từ Qatar về Hà Nội của tôi đã bị huỷ.

Một góc sân bay bỗng huyên náo. Tôi không phải người duy nhất nhận được thông báo.

Việt Nam ra quyết định không tiếp nhận các chuyến bay quốc tế trở về, tính từ 0 giờ ngày 20/3.

Chuyến bay của tôi đáng lẽ sẽ cất cánh lúc 2 giờ 25.

Hãng bay thông báo họ đang cố hết sức để giải quyết tình hình. Chúng tôi yên lặng chờ đợi tại các hàng ghế chờ, dù không nén được sự lo lắng và hoang mang trong ánh mắt.

Một tiếp viên tiến đến: “Chúng tôi rất xin lỗi vì sự trục trặc này. Các bạn đừng quên rửa tay và nhớ uống nước.”

Một tiếp viên khác của hãng mang đến cho những hành khách đang chờ đợi một ít đồ ăn khô và nước lọc.

Mọi người cười và cảm ơn. Không một lời trách cứ.

Một người phụ nữ ngồi cạnh tôi chỉ cho con gái mình tấm biển nhỏ màu đỏ cách đó không xa. Cô bé đọc to. “Chúng ta đang cùng nhau chiến đấu dịch bệnh. Hãy lịch sự và giúp đỡ lẫn nhau nhé.”

Một vài hành khách bắt đầu mở các trang web của các hãng bay khác, tìm cách khác để nhanh chóng về nước. Ti vi treo trên tường liên tục cập nhật các trường hợp nhiễm COVID-19 mới trên toàn thế giới.

Mọi người bắt đầu mất dần kiên nhẫn vì lo lắng.

Đúng lúc tình hình có vẻ trở nên hỗn loạn, một tiếp viên hãng Qatar chạy đến, đưa chúng tôi những chiếc vé bay về Bangkok, Thái Lan trước, rồi mới nối chuyến về Hà Nội.

Bố gọi: “Không lo con nhé. Bố phần đồ ăn ngon đây rồi.”

20/03. Sân bay quốc tế Suvarnabhumi, Bangkok.

Sân bay ngột ngạt và đông đúc với những hàng dài hành khách nối nhau bay đến và đi từ mọi nơi. Tất cả mọi người đều đeo khẩu trang kín mít, khiến không khí thêm phần ngột ngạt và căng thẳng.

Tôi đi đến quầy check-in và thất vọng lần thứ hai. Mọi chuyến bay đến Hà Nội đều bị huỷ.

Tôi không biết nên phản ứng thế nào với thông tin này. Các chuyến bay dài cùng với quãng thời gian chờ đợi ở các sân bay đã lên đến gần 40 tiếng. Nhìn quanh, các tiếp viên hối hả chạy ngược xuôi. Tôi chẳng còn biết đổ lỗi cho ai hay cái gì cho tất cả những sự mệt mỏi, hoang mang.

Gần hai tiếng sau, một tiếp viên của Qatar chạy đến chỗ tôi và hỏi.

“Bạn có phải người Việt Nam không?”

Tôi gật đầu và đưa ra quyển hộ chiếu màu xanh lá đậm.

“Hiện tại, Chính phủ Việt Nam chỉ tiếp nhận những chuyến bay chở công dân Việt Nam. Bạn đợi xếp hàng đến lượt để check-in nhé.”

Tôi nắm chặt quyển hộ chiếu. Mấy ngày nay theo dõi thông tin chống dịch của Việt Nam, tôi đọc được rằng, Chính phủ đã tuyên bố “không ai bị bỏ lại trong cuộc chiến chống Covid-19 này.”

Trước khi hạ cánh xuống sân bay quốc tế Nội bài, chúng tôi được hướng dẫn khai báo y tế và được thông báo sẽ thực hiện cách ly tập trung trong vòng 14 ngày.

Sau 50 giờ đồng hồ mệt mỏi, cuối cùng tôi cũng đặt chân xuống sân bay Nội Bài.

Các nhân viên y tế, cảnh sát, quân đội và nhân viên an ninh tại sân bay trong trang phục bảo hộ hướng dẫn chúng tôi xuống khu tập trung để di chuyển về các khu cách ly.

Các nhân viên đều đeo những lớp khẩu trang dày, chỉ lộ ra đôi mắt sau lớp kính to. Chúng tôi không nhìn thấy mặt họ, nên chẳng thể nhớ mặt, điểm tên. Chỉ biết gọi thầm các cô chú, anh chị là “những anh hùng không mặc áo giáp.”

Một nhân viên y tế cầm loa và bước về phía chúng tôi: “Tổ quốc vui mừng chào đón đồng bào về nhà.”

… Và 14 ngày cách ly

Chúng tôi lấy hành lý, chia thành các hàng, di chuyển ra xe để di chuyển về khu cách ly Pháp Vân - Tứ Hiệp.

132 2 Du Hoc Sinh Canada Nghen Ngao Xuc Cam 50 Gio Ve Nuoc Va 14 Ngay Cach Ly Chua Bao Gio Cam Thay Yeu Nuoc Nhu Bay Gio

Khu cách ly được bảo vệ nghiêm ngặt để hạn chế tối đa lây nhiễm chéo

Bác lái xe trong bộ đồ bảo hộ xanh nhạt gật đầu cười nhẹ với từng người lên xe. Trong lúc đợi mọi người ổn định chỗ ngồi, tôi tranh thủ hỏi: “Bao nhiêu ngày rồi bác chưa về nhà ạ?”

Bác quay lại nhìn tôi, cười hiền: “Cũng phải hơn một tháng nay rồi đấy cháu. Nhớ nhà lắm chứ. Nhưng nhìn các anh em cũng cần mẫn chạy ngày đêm như mình, chả nỡ xin về sớm.”

132 3 Du Hoc Sinh Canada Nghen Ngao Xuc Cam 50 Gio Ve Nuoc Va 14 Ngay Cach Ly Chua Bao Gio Cam Thay Yeu Nuoc Nhu Bay Gio

Người nhà có thể gửi đồ tiếp tế là những vật dụng thiết yếu cho người thân trong các khu cách ly, nhưng không khuyến khích gửi quá nhiều

Trời về đêm, chiếc xe lặng lẽ lăn bánh, bắt đầu một cuộc hành trình mới đưa công dân về khu cách ly trong cơn mưa phùn nhẹ cuối tháng 3.

Đến cổng khu cách ly, hành lý của cả đoàn được xếp ra sân, phun khử trùng rồi đưa vào trong. Chúng tôi nhận hành lý rồi xếp thành hàng để nhận phòng. Một vài anh dân quân trong trang phục bảo hộ giúp người lớn tuổi, phụ nữ và trẻ nhỏ mang đồ vào trong khu nhà.

Sau khi kiểm tra thân nhiệt, chúng tôi lần lượt về phòng của mình.

Tôi và ba người bạn đều bất ngờ vì sự sạch sẽ, đầy đủ trong căn phòng cách ly. Bốn chiếc giường đôi, mỗi giường đều được trang bị chiếu, gối, màn, chăn. Cạnh mỗi giường là một bàn học và ghế dựa mềm. Trên bàn được chuẩn bị đầy đủ vật dụng vệ sinh thiết yếu.

Chị Yến, lớn tuổi nhất phòng, là nhân viên dịch thuật tiếng Trung vừa đi công tác trở về từ Thái Lan cùng chuyến với tôi lắng giọng: “Chính phủ chu đáo quá, chăm sóc người dân từng chân tơ kẽ tóc.”

Hương Thảo, du học sinh Canada góp lời: “Chưa bao giờ cảm thấy yêu nước như bây giờ.”

Sáng ngày hôm sau, các nhân viên y tế đến từng phòng để lấy mẫu xét nghiệm coronavirus cho từng công dân trong khu cách ly. Chúng tôi được yêu cầu điền phiếu tình trạng sức khoẻ và lịch sử hành trình các nơi đã đến trong vòng 14 ngày.

Mỗi ngày, chúng tôi được kiểm tra nhiệt độ hai lần, sáng và chiều. Các bữa ăn đầy đủ dinh dưỡng được đưa đến mỗi phòng đúng giờ mỗi ngày. Bữa sáng lúc 7 giờ 30, bữa trưa lúc 12 giờ và bữa tối lúc 6 giờ 30.

132 4 Du Hoc Sinh Canada Nghen Ngao Xuc Cam 50 Gio Ve Nuoc Va 14 Ngay Cach Ly Chua Bao Gio Cam Thay Yeu Nuoc Nhu Bay Gio

Mỗi suất ăn đều được chuẩn bị kỹ lưỡng, đảm bảo chất lượng và dinh dưỡng

14 ngày trong khu cách ly đã đem lại cho tôi và cả các bạn cùng phòng cơ hội để bồi dưỡng thể chất và cả sức khoẻ tinh thần. Khu cách ly không được trang bị wi-fi nên chúng tôi hạn chế bớt thời gian lãng phí trên các trang mạng xã hội. Thay vào đó là tập thể dục vào mỗi buổi sáng, ăn đủ ngày ba bữa, ngủ đủ ngày tám tiếng và vẫn có thời gian để hoàn thành bài tập ở trường còn dang dở do nghỉ dịch.

132 5 Du Hoc Sinh Canada Nghen Ngao Xuc Cam 50 Gio Ve Nuoc Va 14 Ngay Cach Ly Chua Bao Gio Cam Thay Yeu Nuoc Nhu Bay Gio

Một trong hàng trăm ngàn nhân viên y tế trên khắp cả nước chưa được về nhà trong một thời gian dài vì làm công việc phục vụ chống dịch

“Anh ổn không ạ?”.

Anh ngập ngừng mấy giây, rồi trả lời: “Hôm nay sinh nhật con trai anh 6 tuổi. Nhớ nhà thôi em ạ.”

Tôi thoáng chạnh lòng, chẳng biết nói gì. Liệu chúng tôi, những người con đi xa rồi quay trở lại lúc khó khăn, có đang trở thành gánh nặng cho đất nước, gánh nặng cho những người như các anh?

Chiều ngày thứ 12, chúng tôi được lấy mẫu xét nghiệm lần hai. Nếu kết quả vẫn ra âm tính, tất cả sẽ được về nhà.

Ngày cuối cùng, tất cả chúng tôi được công bố âm tính. Bịn rịn dọn đồ và chia tay nhau. 14 ngày trong khu cách ly đã cho tôi những người bạn mới và những trải nghiệm chẳng thể nào quên.

 

Chúng tôi kéo vali theo lối chỉ dẫn để đi nhận hộ chiếu và giấy xác nhận cách ly. Các chiến sĩ và dân phòng chúc mừng từng người và giúp chúng tôi mang hành lý ra ngoài xe.

Chúng tôi bước lên xe để về các điểm trung chuyển có người nhà đợi sẵn. Các chiến sĩ và dân phòng vẫy tay chào cả đoàn.

Tôi bước lên xe về nhà, tận hưởng ánh nắng ấm áp những ngày đầu tháng 4.

Tôi nhớ tới chiều cuối tuần đầu tiên, anh dân phòng gõ cửa báo đến giờ lấy cơm. Tôi mở cửa, nhìn lên, bắt gặp ánh mắt hơi hoe đỏ của anh sau cặp mắt kính lớn.

Cindy Nguyen

Nguồn: Báo Công Thương

 


© 2025 | Tạp chí NƯỚC ĐỨC



 

Bài liên quan