Làm gì khi con cái không muốn nhận mình là người Việt

Làm gì khi con cái không muốn nhận mình là người Việt

Đã đến lúc tôi phải làm gì đó, phải cho các con tôi thấy rằng được làm một người mang một nửa dòng máu Việt là một đặc ân.

Câu chuyện của tác giả Ian Rose khi có con cái mang trong mình nửa dòng máu là người Việt nhưng bọn trẻ luôn tỏ vẻ không thích điều đó. Con cái của quý vị tự nhận mình là người Úc hay người Việt? và giải thích với chúng thế nào?

Khi tôi đưa con trai tới trường, một ông bố khác đã đưa tấm thiệp mời sinh nhật con trai cho tôi.

“Nhìn này,” tôi giơ tấm thiệp mời ra trước mặt thằng bé khi nó còn đang loay hoay cất đồ vào ngăn tủ.

“Bạn con có tiệc sinh nhật lần thứ 6, và đó là chủ nhật. Con sẽ không phải đến trường Việt ngữ. Thấy thế nào?”

Thằng bé lấm lét nhìn quanh và thụi vào sườn tôi

“Suỵt, ba, đừng nói chữ Việt ngữ. Con không muốn các bạn biết con là người Việt.”

“Là người Việt thì làm sao?”

“Làm người Việt thì thật ngu ngốc.”

Câu chuyện đến đây bắt đầu không hay rồi!

132 1 Lam Gi Khi Con Cai Khong Muon Nhan Minh La Nguoi Viet

“Con đang nói gì thế? Là người Việt là một điều hết sức tuyệt vời. Con biết hay ho chỗ nào không? Con có hai con người bên trong con, người Việt và người Úc.”

Và ghé vào tai con tôi thì thầm “hầu hết những đứa trẻ quanh đây đều là những người Úc đơn điệu mà thôi.”

Con tôi trông không mấy thuyết phục về điều này. Không có thời gian thảo luận lâu hơn, giờ học sắp bắt đầu, tôi không muốn gặp rắc rối với các phụ huynh đang đứng lòng vòng xung quanh.

Trở về nhà, tôi dành cả buổi sáng để suy nghĩ về câu chuyện với con trai.

Đây không phải là lần đầu một đứa trẻ mang hai dòng máu Âu – Á bày tỏ thái độ bất mãn về nguồn gốc châu Á của nó. Chỉ mới vài tuần trước, con gái 8 tuổi của tôi, khi đang ngồi trên lòng tôi đã cầm tay tôi và hỏi vì sao nó không trắng như ba nó.

Tại sao các con tôi lại muốn chối bỏ cội nguồn châu Á của chúng?

ĐÂY KHÔNG PHẢI LÀ LẦN ĐẦU MỘT ĐỨA TRẺ MANG HAI DÒNG MÁU ÂU – Á BÀY TỎ THÁI ĐỘ BẤT MÃN VỀ NGUỒN GỐC CHÂU Á CỦA NÓ. CHỈ MỚI VÀI TUẦN TRƯỚC, CON GÁI 8 TUỔI CỦA TÔI, KHI ĐANG NGỒI TRÊN LÒNG TÔI ĐÃ CẦM TAY TÔI VÀ HỎI VÌ SAO NÓ KHÔNG TRẮNG NHƯ BA NÓ.

Tôi muốn nhấn mạnh là việc tìm một cộng đồng đa văn hóa không phải là một yếu tố chính khi chúng tôi chọn một nơi để sinh sống và xây dựng gia đình. Chúng tôi không kén chọn về mặt địa lý. Nơi chúng tôi đang sinh sống là một nơi ngoại ô Melbourne, có giá sinh hoạt rẻ và nơi ở thì xinh xắn, và nơi đây còn có cả bánh mì và café ngon.

Trường học thì rất tốt, nhưng nói đến sự đa văn hóa thì chưa phải là nơi lý tưởng. Mặc dù sắc dân ở đây khá hạn chế nhưng chúng tôi thích vùng này và chưa có ý định chuyển đi.

Có lẽ nguyên nhân một phần cũng từ phía tôi. Tôi là người gốc Anh, và đã sống ở Úc 9 năm. Tôi cũng có nỗi nhớ nhà và nó khiến tôi muốn bày trí nơi này để gợi nhớ về quê hương. Đài BBC vẫn ra rả mỗi ngày, những kệ sách chất đầy những quyển sách nước Anh, nhạc Anh và tranh ảnh của những con người sống ở Anh. Trong khi đó, sự hiện diện của văn hóa châu Á lại quá ít.

Có lẽ tôi không nên quá vội vã đưa ra ý kiến rằng con trai tôi đi dự sinh nhật bạn thì sẽ không cần đi học ở trường Việt ngữ. Mặc dù chính tôi cảm thấy có lỗi khi các con phải đi học ngày chủ nhật (tuổi thơ tôi luôn được rảnh rỗi vào cuối tuần), và dù rằng việc đó quan trọng đối với chúng, chứ không chỉ để làm hài lòng mẹ và bà ngoại.

VÀ TÔI CŨNG SẼ NHẮC NHỞ CÁC CON RẰNG ĐIỀU QUAN TRỌNG KHÔNG PHẢI MÌNH ĐẾN TỪ ĐÂU, MÀ LÀ CÁCH CHÚNG TA SỐNG NHƯ THẾ NÀO VÀ ĐỐI XỬ VỚI NHỮNG NGƯỜI KHÁC RA SAO.

Có lẽ nên bắt đầu bằng những câu chuyện Việt Nam thần thoại, như câu chuyện Lạc Long Quân và Âu Cơ, Âu Cơ sinh ra 100 trứng nở thàng 100 người con, 50 lên rừng, 50 xuống biển, là truyền thuyết của con người ngày nay.

Hay là những câu chuyện lịch sử gợi lên sự hào hùng dân tộc. Những câu chuyện về Trưng Trắc, Trưng Nhị cưỡi voi đánh thắng giặc Hán. Những câu chuyện của một đất nước nhỏ bé liên tục giương cờ đánh quân xâm lược khổng lồ phương Bắc suốt một ngàn năm.

Và còn nhiều lý do nữa để chứng minh cho thấy làm một người Việt là một điều không cần phải chối bỏ.

Và tôi cũng sẽ nhắc nhở các con rằng điều quan trọng không phải mình đến từ đâu, mà là cách chúng ta sống như thế nào và đối xử với những người khác ra sao.

 


© 2024 | Tạp chí NƯỚC ĐỨC



 

Bài liên quan