Người Đông Nam Á chiếm khoảng 12% những bị kết tội buôn bán, sản xuất cần sa ở Anh, con số cao hơn bất cứ quốc tịch nào ngoài châu Âu, Hội đồng Cảnh sát trưởng Quốc gia cho biết.
Cảnh sát phải mất 6 tháng để tìm đến khu phố của Cuong. Khi ấy vì quá hoảng sợ, Cuong gom nhiều cây cần sa nhất có thể, bỏ vào túi và bỏ chạy. Tuy nhiên ít lâu sau, anh lại tiếp tục con đường trồng cần sa, và lần này là trong một khách sạn gần Bristol.
Cuong kiếm được gần 19.000 USD, được coi là gia tài nhỏ so với mức lương ở quê nhà, nhưng cáo buộc người chủ đã gian lận hàng nghìn USD.
Hầu hết người Việt di cư đều đến từ các tỉnh miền trung nghèo. Rất nhiều người trong số đó tới Anh, làm việc miệt mài để gửi tiền về quê mua nhà, mua xe. Tuy nhiên, cái giá của hành trình này không hề rẻ.
Những kẻ buôn người “hét giá” 40.000 USD cho vé máy bay và giấy tờ giả, thường là đến Đông Âu và bắt đầu hành trình tới Anh. Một vài người mắc nợ hàng nghìn USD buộc phải làm việc trong nhà thổ, tiệm móng hay trang trại cần sa. Theo báo cáo của Anti-Slavery International, ECPAT UK và Pacific Links Foundation, hơn 3.100 người lớn và trẻ em Việt Nam được xác định là nạn nhân của những kẻ buôn người từ năm 2009 đến 2018.
Cuong cuối cùng đã đến London, nơi anh sống phiêu bạt trong nhiều năm, bán cần sa và “đào tạo” những người trồng cần mới. Đến năm 2014, Cuong bị bắt khi đang hút cần và dấu vân tay cho thấy anh ta có liên quan tới trang trại cần sa bị cảnh sát đột kích ở Bristol.
Cuong bị kết án 10 tháng tù với tội trồng cần sa và cuối cùng bị trục xuất.
Đối với người đàn ông 41 tuổi, hiện sống tại Hải Phòng, việc bắt đầu lại cuộc sống ở Việt Nam thật khó khẳn. Tuy nhiên, Cuong cho biết anh đã thay đổi và hy vọng có thể mở một tiệm salon tóc để bắt đầu cuộc sống mới với bạn gái.
“Ngày trước tôi phải tỏ ra hung hăng, nhưng bây giờ tôi phải thật nhẹ nhàng và tử tế”, Cuong nói.
Ngọc Ánh (Theo AFP)
Nguồn: vnexpress.net
© 2024 | Tạp chí NƯỚC ĐỨC