Người Việt ở Séc vẫn sống khép kín, lí do tại sao?

Người Việt ở Séc vẫn sống khép kín, lí do tại sao?

“Với thế người Việt Nam cũ, sinh ra và lớn lên ở Việt Nam, thì với họ Séc mãi là phương tây,”

Đã bảy năm anh Petr Löwy làm công tác phiên dịch tiếng Việt tại tòa án. Đã trải qua nhiều vụ việc lớn và tham gia hàng loạt chiến dịch của các cơ quan an ninh. Theo nhận xét của Petr Löwy, người Việt Nam đã coi Cộng hòa Séc là quê hương thứ hai.

Cách đây 14 năm khi anh bắt đầu học tiếng Việt ở Liberec, cũng không ngờ là sau vài năm đã đưa anh tới tòa án với cương vị phiên dịch. Và ở lại vị trí này 7 năm, hỗ trợ cảnh sát trong các cuộc khám nhà, nhưng cũng duy trì cả vai trò cầu nối giữa người Việt Nam với bác sĩ hay công chức. Petr Löwy chia sẻ trong phỏng vấn của báo điện tử iDnes.cz

132 1 Nguoi Viet O Sec Van Song Khep Kin Li Do Tai Sao

Tiếng Việt không phải là ngôn ngữ dễ dàng để học, vậy tại sao anh lại chọn?

Tôi đã theo giáo phái Nhân chứng Giê- hô- va khoảng hai chục năm. Trong nhóm của chúng tôi có cả những người không phải Séc đến nghe giảng đạo. Thay vì chờ họ học tiếng Séc, chúng tôi học ngôn ngữ của họ. Để họ có thể hiểu được bằng ngôn ngữ mẹ đẻ của mình, những điều họ quan tâm. Dần dà tôi cũng tiếp cận được với người quan tâm tới Việt ngữ. Ban đầu thì tôi cười, không tin là mình có thể học được tiếng Việt. Và kể cả khi có học được thì cũng chỉ một vài câu, để có thể giao tiếp với người Việt Nam. Tôi thậm chí không có tham vọng học tiếng Việt thật nghiêm túc, chứ chưa nói đến chuyện lấy đó làm sinh kế. Nhưng tôi đã gặp đúng người vào đúng thời điểm, gây cho tôi hứng thú và cái gì phải đến đã đến.

Mất bao lâu? Và giờ đây anh đã biết tiếng Việt xuất sắc?

Khoảng mười bốn năm rồi. Nhưng tôi không thể tự đánh giá mức độ Việt ngữ của mình. Có khi người Việt Nam họ hỏi, là tôi hiểu tiếng Việt bao nhiêu phần trăm, nhưng tôi trả lời họ, rằng trước tiên tôi phải biết, một trăm phần trăm là như thế nào, để có thể nói là tôi hiểu được bao nhiêu phần trăm. Mặt thứ hai, bẩy năm tôi dịch ở tòa án những vấn đề pháp lý, những vấn đề nghiêm túc, và tôi thường xuyên nhận được ví dụ văn bản phán quyết hàng trăm trang với đủ loại giám định chuyên môn. Và tôi phải dịch toàn bộ sang tiếng Việt bằng văn bản. Cho nên qua từng ấy năm tôi đã đạt tới mức độ nào đó, tôi vui về điều đó, nhưng nhìn thấy phía trước vẫn là khoảng trống vô cùng.

Việt ngữ đặc sắc ra sao?

Đặc sắc ở hệ thống phát âm. Dựa trên nguyên tắc, là một từ có thể viết giống nhau, nhưng có cách hiểu của nó, mà căn cứ vào đó phát âm phải thấp hay lên cao. Cho nên một từ có thể có tới sáu ý nghĩa khác nhau phụ thuộc vào phát âm. Và có nhiều âm thấp, nhiều âm cao khác nhau.

Người bình thường học tiếng Việt thế nào? Vì dẫu sao cũng không có nhiều khóa học hay giáo trình.

Tôi có được nền tảng nào đó qua bạn mình, nhưng khi muốn học lên, tôi không tìm thấy bất kỳ sách giáo khoa nào. Cuối cùng tôi phát hiện được những cuốn sách hướng dẫn của một nữ giáo sư từ trường Đại học UK. Thế nhưng yêu cầu của bà quá phức tạp, nên tôi không hiểu bà ấy muốn từ tôi những gì. Nên tôi không tiếp tục nữa. Tôi tự học với người Việt ở ngoài đường. Có vài người bạn, đã sống ở đây rất lâu và bằng thứ Séc ngữ bập bẹ giải thích cho tôi nhiều vấn đề. Tôi đã có thể bắt đầu giao tiếp tương đối nhanh.

Có công thức lý tưởng nào để lọt vào giữa những người Việt Nam?

Chắc chắn là trò chuyện. Nếu người ta tiếp xúc với ai bằng ngôn ngữ mẹ đẻ, thì đó là con đường tối ưu. Tôi tiếp xúc với người Việt rất nhiều nhờ việc phiên dịch, vì họ cần ví dụ đi bác sĩ hay công sở. Và tôi học thêm từ mới và thực tế đào tạo tôi. Rồi đạt đến giai đoạn, khi có thể sống bằng nghề đó, và tôi tổ chức nhiều khóa học cho người Việt. Tôi dần củng cố được tài liệu. Tôi tập trung lại và soạn thảo thành giáo trình cho người Việt, muốn học tiếng Séc. Rồi tôi mở rộng cho cả người Séc, những ai muốn học tiếng Việt. Nhưng cả những người Việt Nam sinh ra ở đây cũng có thể sử dụng. Những người này gặp khó khăn tương đối lớn với Việt ngữ, nhất là về cách viết. Với bố mẹ thì có thể giao tiếp thế nào đó, nhưng thật buồn, khi không thể trò chuyện với ông bà.

Nhưng anh không chỉ có những khóa học. Mà như đã nói khi mở đầu, là anh làm công tác phiên dịch ở tòa án bẩy năm. Đưa đẩy con người như thế nào?

Tôi thì không muốn, nhưng số phận viết như thế! (cười). Ngày ấy tôi sống ở Plzeň. Ở trong giai đoạn, ví dụ phiên dịch cho nhiều cuộc điều tra sơ bộ. Nhưng tôi không có dấu tròn. Thỉnh thoảng tôi có đi cùng người Việt đến cảnh sát ngoại kiều để làm phiên dịch. Cảnh sát có chút thúc ép để tôi làm con dấu, bởi họ không có ai là người Séc biết tiếng Việt. Ban đầu tôi cũng không muốn, vì phải mất rất nhiều thủ tục giấy tờ, mà chuyện ấy thì tôi không ưa lắm. Sau cùng thì tôi cũng đến tòa để hỏi, với lí do vì cảnh sát ngoại kiều giới thiệu. Khi ở tòa họ biết, là về tiếng Việt, thì tôi được tiếp đón nồng nhiệt.

Anh đã dịch những vụ gì ở tòa án?

Đa số tôi nhận được những vụ tồi tệ nhất. Vụ càng nghiêm trọng, thì họ càng muốn người Séc, để sao cho nó độc lập hơn. Chủ yếu liên quan tới ma túy và đó là những vụ có khi kéo dài cả năm. Tại tòa có khi mười tám bị cáo, dẫn giải bị cáo, hai chục luật sư…

Với nhiều người Séc, ma túy và người Việt Nam luôn có sự liên kết. Cũng có thể vì các kiểu phim truyền hình. Người Việt thực sự dính líu tới ma túy nhiều như vậy?

Tôi có thời gian dài hoạt động với người Việt, cả từ công việc cho đến quan hệ bè bạn. Và tình hình không đến nỗi nghiêm trọng, như những gì ở trên truyền hình. Đó là cái tỉ lệ phần trăm nhỏ, được nhìn thấy trên truyền thông. Nó không hay ho gì cho người Việt, mặt khác thì tôi cũng không muốn khen ngợi quá lời. Trong mỗi cộng đồng đều có người tốt và kẻ xấu.

132 2 Nguoi Viet O Sec Van Song Khep Kin Li Do Tai Sao

Cái gì khó hơn- dịch từ tiếng Việt sang Séc, hay ngược lại?

Tôi là người Séc, cho nên với tôi thì dễ hơn, khi nghe câu tiếng Séc và chuyển ngữ tự do sang tiếng Việt. Bởi có tình huống, khi tôi phải hỏi lại người Việt xem họ thực sự nghĩ gì, để có thể chắc chắn. Với người Séc thì tôi không phải hỏi.

Đã có khi nào anh bỏ phòng xử án, anh tham gia cả khi cảnh sát can thiệp?

Tôi có mặt trong những lần cảnh sát can thiệp, vì khi bắt người cần phải có phiên dịch, để có thể thông báo cho người bị bắt về quyền của họ. Sau đó là khám nhà, mà nhiều khi có thể kéo dài tới mười lăm tiếng, nên thủ tục hỏi cung bước đầu đã diễn ra trong thời gian đó.

Khi đó anh cảm thấy như thế nào? Bởi đó là công việc, mà con người không thể hoàn toàn vô cảm.

Cũng đã xảy ra, là ví dụ chúng tôi đến khám nhà của những người mà tôi quen. Có lúc chính đáng, có khi không. Tôi nhớ cái khoảnh khắc, khi người đó bị còng tay, ngồi trên ghế, nhìn vào hư vô, ngẫm nghĩ, chuyện gì xảy ra, cái gì sẽ đến. Đó là những khoảnh khắc rất xúc cảm. Mặt khác thì những người này nhìn nhận tôi là phiên dịch. Và họ hiểu, phiên dịch không phải cảnh sát. Họ thường coi tôi như điểm tựa, để giúp họ định hướng, xem cái gì sẽ diễn ra. Tôi có thể giải thích thêm cho họ vài điều. Còn họ thì, ví dụ có khi mời tôi uống nước.

Có thể nói, là với người Séc thì người Việt vẫn là dân tộc bí mật.

Họ có thể gây cảm giác như vậy. Thế hệ thứ nhất, sang đây ngay từ đầu, biết tiếng Séc ít. Đúng là họ cả đời sống trong công việc, trong cửa hàng. Hầu như không thoát ra ngoài. Không phim ảnh, sân khấu, không đến các sự kiện cộng đồng. Sống trong cộng đồng của mình và không có nhiều thời gian cho hoạt động nào đó. Cho nên họ phần nào khép kín và làm cho chúng ta cảm thấy, là khó hiểu.

Nhưng đồng thời ở đây cũng có thế hệ trẻ hơn, khoảng hai mươi, hai nhăm tuổi.

Là những người Việt Nam, sinh ra ở đây. Họ là dân châu Âu, sống cuộc sống châu Âu. Có tinh thần làm việc cần cù từ bố mẹ, có tham vọng, nhiều người học kinh tế và đại học, để đạt được mục tiêu của mình.

Người Việt Nam nhìn nhận Cộng hòa Séc ra sao? Trong một chương trình của mình trên truyền hình internet anh có nói, rằng họ có quê hương thứ hai ở đây.

Đó hoàn toàn không phải là những lời sáo rỗng, đúng là họ nhìn nhận như vậy. Họ đã sống lâu ở đây, đã quen thuộc và thời tiết rất phù hợp với họ. Tôi thích nắng ấm, nhưng ở Việt Nam thực sự nóng bức. Nhất là khi người ta phải quần quật cả ngày ngoài đồng và ở nhà không có máy lạnh. Người ta cũng có thể lý sự, là ở đây nửa năm lạnh giá. Vâng, nhưng ở nhà thì ấm áp. Ở Việt Nam thì nhiều khi không có mùa Đông. Mùa Hè ở đây dễ chịu hơn.

Và họ nhìn nhận người Séc chúng ta thế nào?

Với thế hệ cũ, đã sinh ra và lớn lên ở Việt Nam, thì người Séc vẫn là phương tây. Khi có ai đó đến được châu Âu và kinh doanh ở đó, thì đấy là bước tiến.

Không thể không để ý, là người Việt Nam rất chuộng những kết hợp các con số cụ thể, ví dụ biển số xe. Ẩn trong đó biểu tượng nào không?

Người Việt Nam rất mê tín, rất tin vào các con số. Liên quan tới ngày cưới hay ví dụ ngày ký hợp đồng làm ăn.

Anh đã từng thăm Việt Nam. Ở đó ra sao?

Lần đầu tiên tôi sang đó sau tận sáu năm, kể từ khi bắt đầu học tiếng Việt. Là trải nghiệm vô cùng! Cuối cùng đã chứng kiến thời tiết nhiệt đới, nơi mà, trước đó chỉ nhìn thấy qua những bức ảnh. Từ đấy tôi bay sang đó thường xuyên. Tôi sang đó để mua trà tận nơi trồng. Thực sự là khoa học!

Anh đề cập tới trà Việt Nam. Cái đó tạm thời chưa được ưa chuộng ở ta, còn bây giờ đồ ăn Việt đúng là khắp nơi. Người Séc thích ẩm thực Việt nhiều đến thế?

Không hẳn là người Séc thích các món ăn Việt, chủ yếu là người Việt dậy cho người Séc cách ăn đồ Việt Nam. Diễn ra như vậy bởi, là người Việt hành động rất ồ ạt. Nếu ở đâu đó có cơ hội để kinh doanh, thì tất cả cùng nhảy vào mô hình đó. Như cái thời xuất hiện tiệm làm móng. Chỉ trong thời gian ngắn khắp nơi bắt đầu mọc lên tiệm nails. Tiệm tạp hóa cũng vậy. Khi mà không còn dễ kiếm nữa, thì mở quán và tiệm ăn nhanh.

Nhưng chắc là họ làm ăn trung thực, phải không? Khi tôi đến quán ăn Việt, sẽ không bị hớ.

Đó vẫn còn là câu hỏi. Người Việt sẵn sàng chấp nhận. Đúng là sống trong cái quán đó, là điều người Âu không bao giờ làm. Họ hy sinh cho họ hàng, con cái, nhưng rồi thực ra cuối cùng họ không có cuộc sống thanh thản. Mặt khác ở đó có khác biệt rất lớn nếu nói về chất lượng. Với người Việt quan trọng là giá cả. Khi ai đó ở gần có giá 89, thì giá của tôi không thể là 95. Và rất nhiều người vì thế ngừng phát triển kinh doanh, mà theo tôi là đáng tiếc. Bởi cũng chính những người đó ở nhà chế biến cho gia đình mình những món ăn sang trọng đậm chất Việt Nam, mà nếu như họ làm ở quán, thì dân tình sẽ tranh cướp. Và bất chấp giá cả ra sao. Đó là điều mà đa số người Việt họ không hiểu. (Jan Pešek, iDnes.cz)

 


© 2025 | Tạp chí NƯỚC ĐỨC



 

Bài liên quan