Những người này ở Đức họ sẽ được gọi là “đầu đen”, ở Ba Lan là “xù”, ở Anh thậm chí họ còn bị gọi với cái tên "người rơm" .
Không người Việt nào ở Anh giải thích được đầy đủ nghĩa của từ "người rơm". Có người nói, từ "người rơm" có từ rất lâu rồi, từ thời nào không nhớ nữa, thấy người ta gọi thì bắt chước gọi theo. Có người giải thích, "người rơm" có nghĩa là người v ứt đi.
Người Việt đi lậu sang Anh bằng nhiều cách. Có kiểu đi theo đường chính ngạch như thăm người thân, đi du lịch, đi hội nghị, lao động xuất khẩu...rồi ở lại. Kiểu này được xem là an toàn hơn, ít nguy hiểm tính mạng.
Cũng có người đi theo kiểu đường bộ, tức là đi qua Nga bằng hộ chiếu bình thường, rồi từ đó đi bộ, đi tàu, đi ô tô..qua nhiều nước thuộc Đông Âu, qua Bỉ, Đức, Pháp rồi vào Anh bằng cách chui trộm vào xe tải chạy từ Pháp sang Anh.
Năm 1988, anh Q (28 tuổi) quê ở Hải Phòng theo đường lao động hợp tác ở nước ngoài khi đang là nhạc công của một đoàn ca múa. Sau đó anh đến Tiệp và làm nghề may vá vali.
Năm 1990, anh về Việt Nam, số tiền dành dụm mua được con xe máy để chạy buôn hàng điện tử cũ.
Năm năm sau, anh trở lại Tiệp bán hàng thuê cho người chú. Được một năm, anh sang Đông Đức. Làm ăn thất bại, anh xin tị nạn ở Tây Đức, phụ bếp cho một người bạn bán hàng ăn. Thời điểm này, cảnh sát truy bắt người Việt Nam và đưa về nước nhiều nên anh quay lại Tiệp. Cuộc sống không suôn sẻ nên năm 2000, anh tìm đường sang Anh bằng visa du lịch, và ở lại từ đó cho đến nay. "Mọi người vẫn nghĩ tôi đi Tây là sướng. Thực ra không bao giờ sướng cả" anh nói. "Chỉ có làm và làm. Có khi mua được chiếc áo mới nhưng chẳng biết mặc vào lúc nào vì suốt ngày cặm cụi làm móng cho khách trong tiệm".
Chiều Chủ nhật thường là một dịp đặc biệt với Q. Anh thường tranh thủ nghỉ làm sớm và cất công đi tàu điện ngầm hết khoảng 1 tiếng rưỡi để ăn tô phở. Còn lịch ngày thường của anh như sau: 8h30 dậy, ăn qua quýt cái gì đó, uống tách cà phê. 9 giờ, anh bắt đầu làm việc.
Nếu có khách đông sẽ làm một mạch đến 7h tối. Và chuyện anh phải làm thông luôn đến tối diễn ra thường xuyên. "Có nhiều hôm đói lả, mệt hoa cả mắt". Việc của anh là làm móng chân,móng tay - làm "neo" (nail). Một công việc mà rất nhiều những "người rơm" như anh thường chọn khi đến Anh.
Anh không để ý đến các trò giải trí và tiêu khiển ở London, vì không có thời gian. Anh chỉ xem bóng đá Anh trên tivi, thú vui của anh khi rảnh rỗi. Sống độc thân, anh cũng từ bỏ thói quen nấu ăn. Anh chỉ đựng đồ ăn vào đĩa giấy, ăn xong rồi bỏ. "Nấu nướng trở thành thói quen xa xỉ", anh nói " Nhu cầu đó đã trở thành thứ yếu. Tôi không có nhu cầu cho mình, chỉ kiếm tiền".
Mỗi tháng, chi phí thuê nhà và chỗ làm của anh hết 250 bảng. Ăn uống chẳng đáng là bao. Kiếm được ít tiền nào, anh gửi về nhà qua các dịch vụ chuyển tiền của người Việt ở London. Vì không có giấy tờ nên anh không thể sử dụng các dịch vụ ngân hàng, điều cần thiết để sinh hoạt mua sắm hằng ngày ở phương Tây.
Một quán cà phê "mát mẻ" của người Việt ở nước ngoài (ảnh: Internet)
Cuộc sống như vậy với Q vẫn còn may mắn hơn K. K., 21 tuổi, quê ở Móng Cái (Quảng Ninh). K.K. vẫn rùng mình khi nhớ lại quãng thời gian 7 tháng mà cậu đã trải qua. Bốn năm trước, cậu cứ ngỡ rằng sẽ sang đến Anh theo đường bay. Không ngờ, cậu đã từng có những thời gian chỉ biết đi mà không thể biết cuộc đời mình ngày hôm sau sẽ thế nào. Giá lạnh, bị đ ánh đ ập, đói khát, khổ sở...cậu đã từng nếm trải tất cả. Cậu nói rằng, đường dây đưa người đã lừa cậu, vì làm gì có đường bay như họ nói.
Đến Anh, không có kỹ năng cần thiết để làm các công việc mà một xã hội hiện đại đòi hỏi trong khi cuộc sống và chi phí sinh hoạt ở đây được coi là đắt đỏ nhất thế giới, họ thường làm các công việc như phục vụ nhà hàng, tạp vụ trong khách sạn...
Không chỉ dừng lại ở đời sống khổ sở họ còn bị lừa. Có người vì cuộc sống quá khổ sở nên đã tham gia vào các vụ trồng và vận chuyển tài mà (c ần s a) - điều mà luật pháp sở tại ngăn cấm.
Anh T., quê ở Nghệ An, cũng là một "người rơm". Hồi còn ở Việt Nam, anh là chủ một doanh nghiệp kinh doanh vận tải và sở hữu vài đầu xe ôtô. Gia đình anh hiện vẫn ở thành phố Vinh gồm vợ, hai con trai cùng gia đình nội ngoại.
Anh kể, do ở nhà, anh nghe những người tổ chức đường dây đi l ậu sang Anh rủ rê. Họ nói rằng nếu anh sang Anh trồng cỏ bằng máy công nghiệp, mỗi ngày có thể kiếm được ngàn bảng (tính ra cũng hơn 30 triệu tiền Việt). Ba năm trước, không một từ tiếng Anh trong đầu, dựa vào những thông tin mà đường dây đưa người cung cấp, anh vẫn quyết định bán xe cộ gom tiền đưa cho họ. Tổng chi phí là 12.000 bảng tròn trĩnh. Anh nói: "Tự nhiên tôi đùng đùng bán xe ra đi, không biết trời đất xui khiến hay số phận. Thấy nói đi Tây là đi, lại còn được sang Anh quốc nữa mà".
Anh vẫn nhớ khi đặt chân đến Matxcơva, chặng dừng chân đầu tiên của chuyến đi, khi nhân viên hải quan hỏi anh bằng tiếng Anh, anh không hiểu gì, chỉ biết nói "yes". Sang tới Anh thì thấy cuộc sống quá vất vả, quá phức tạp. Không hề đơn giản như mình nghĩ lúc ở nhà.
Đến nơi, anh mới biết việc trồng cỏ thực ra là làm cho những ổ trồng tài mà b ất hợp pháp. Ở Anh tiếng lóng trồng cây gây rừng là để ám chỉ công việc trồng tài mà của người Việt. Những người làm thuê trong các ổ trồng tài mà thường làm việc tưới cây, trông coi ổ, vận chuyển...Các vụ đ âm ch ém, thanh toán lẫn nhau ở các nơi trồng cần sa khiến các cuộc bố ráp của cảnh sát ngày càng nhiều hơn. Báo chí Anh dẫn lời cảnh sát London nói rằng các cơ sở trồng cần sa của người Việt "chắc chắn là lớn nhất London".
Công việc trồng cây nguy hiểm, dù chóng giàu nhưng dễ bỏ m ạng. Những người trong giới trồng tài mà luôn lo sợ bị c.ướp, bị gi.ết, đặc biệt khi chuẩn bị thu hoạch. Cuộc sống luôn đi kèm với lo lắng. Anh T. kể, làm một thời gian ngắn, anh bị c.ướp thật. Cha, me, vợ con tôi luôn lo lắng khi biết sự thật về công việc của tôi. Gia đình bảo không nên, lương tâm của con người không cho phép.
Rất may, nhờ người giới thiệu, anh chuyển sang nấu ăn. Anh bắt đầu làm các công việc từ quét nhà, rửa bát, cầm chảo xào nấu cho một quán ăn Việt, với mức lương hơn 1.200 bảng/tháng - một mức lương tạm ổn nếu chi phí theo kiểu người Việt vốn ăn uống, chi tiêu dè xẻn, ở nhà nhỏ và không có nhu cầu giải trí ở ngoài. Sang đến nơi rồi anh mới thấy ngôn ngữ bất đồng, cuộc sống khó khăn vô cùng.
Anh T ngậm ngùi nói:
"Chẳng có gì tương lai gì tươi sáng cho mình ở cái xứ này, nếu mình không biết tiếng, lại không có kỹ năng. Nếu biết trước được chuyện như thế này thì tôi không bao giờ bước chân ra đi! Chỉ vì tôi suy nghĩ đơn giản, thật thà", anh nói. "Bọn đường dây lừa mình là chính. Lừa được một người, họ kiếm được gần chục ngàn USD".
Những “người rơm” như anh lúc nào cũng cảnh giác. Nếu có bóng dáng cảnh sát, họ phải tìm cách trốn ngay bởi nếu những "người rơm" bị b.ắt thì sẽ gi am và tr ục xuất về Việt Nam.
Theo thông tin không chính thức của Cơ quan Biên giới và Nhập cư thuộc Bộ Nội vụ Anh, trong thời gian từ tháng 1/2004 đến tháng 12/2005, có 95 người Việt Nam bị tr ục x uất (25 người trong năm 2004 và 70 người trong năm 2005). Những trường hợp này bao gồm những người bị hồi hương bắt buộc, những người tự nguyện về nước sau khi chính quyền bắt đầu có biện pháp bắt buộc và những người trở về nước theo các Chương trình Hồi hương tự nguyện có trợ giúp do Tổ chức Di trú Quốc tế thực hiện.
Nguồn: Người đưa tin
© 2025 | Tạp chí NƯỚC ĐỨC