Chúng tôi thấy đây không chỉ là một câu nói đùa thông thường mà còn mang một ý nghĩa sâu sắc nữa. Theo Rin thì hàm ý của câu nói này là phụ nữ là nền tảng của mọi xã hội, xã hội chỉ phát triển lành mạnh khi phụ nữ hạnh phúc, chính vì vậy nên người phương Tây chú trọng bảo vệ phụ nữ bằng luật pháp và giáo dục.
Họ nói “đứa con là công trình của người mẹ”, người Việt cũng nói “cha sinh không bằng mẹ dưỡng”, “dưỡng” ở đây không có nghĩa đơn thuần là nuôi dưỡng bằng vật chất mà còn nuôi dưỡng về tinh thần. Đứa con chỉ phát triển khỏe mạnh, bình thường khi người mẹ được hạnh phúc trong quá trình mang thai và nuôi dạy con. Người mẹ là người đầu tiên và cũng là người nói chuyện với đứa con nhiều nhất trong thời thơ ấu của nó, nếu người mẹ hạnh phúc, đứa trẻ sẽ có một tâm lý ổn định, bình an, còn nếu người mẹ lo âu, bị bạo hành thì dù cố che dấu, cố tỏ ra vui vẻ, tâm lý đứa trẻ cũng sẽ phát triển lệnh lạc, tệ hơn nếu người mẹ phải đi làm kinh tế và dành quá nhiều thời gian ngoài xã hội đứa trẻ có thể sẽ mắc bệnh về tâm thần.
Chính vì vậy trong câu nói vui của người Tây, phụ nữ được đặt lên trước trẻ em dù trẻ em yếu đuối và dễ bị tổn thương hơn, còn phụ nữ thì còn trẻ em. Ngoài ra trong câu nói này ta còn thấy sự xuất hiện của con chó, tại sao lại có con chó ở đây, theo Rin thì cái cách đứa trẻ đối xử với con chó sẽ quyết định nó trở thành người như thế nào. Đa số người Tây dạy trẻ yêu thương vật nuôi vì chúng là những người bạn đầu tiên của trẻ, con chó là người bạn mà cũng là một nô lệ ngu trung, là tấm gương phản ánh cách đứa trẻ đối xử với những sinh vật khác, với xã hội. Vì vậy vị trí của con chó trong câu nói này để thể hiện quá trình hình thành nên người đàn ông. Người đàn ông đặt sau cùng là kết quả của một chuỗi phát triển bắt đầu từ người phụ nữ, việc của phụ nữ là sống hạnh phúc.
Còn sự phát triển của xã hội Việt Nam sẽ như thế nào? ta có thể đoán ra được điều đó khi nhìn vào khảo sát dưới đây:
Phụ nữ Việt Nam kém hạnh phúc hơn đàn ông
Trong khi đàn ông hạnh phúc với tiền bạc, thì phụ nữ lại cảm thấy thỏa mãn hơn với bạn bè và những mối quan hệ với con cái, đồng nghiệp và lãnh đạo.
“Vì hạnh phúc của phụ nữ không gắn liền với kinh tế, nên nó cũng không chịu ảnh hưởng mạnh bởi các cơn suy thoái kinh tế, và điều đó có thể lý giải vì sao phụ nữ trên khắp thế giới nói chung đang hạnh phúc hơn đàn ông”, Bruce Paul, từ công ty Nielsen, cho biết.
Phát hiện cho thấy trên toàn cầu, phụ nữ thường hạnh phúc hơn đàn ông, và chỉ ở 3 nước, trong đó có Việt Nam, là đàn ông hạnh phúc hơn phụ nữ. Hai nước còn lại là Brazil, Nam Phi.
Tỷ lệ bạo lực gia đình tại Việt Nam ở mức cao
GiadinhNet – Cứ ba phụ nữ có gia đình hoặc đã từng có gia đình thì có một người (34%) cho biết họ đã từng bị chồng mình bạo hành thể xác hoặc tình dục.
Nếu xem xét đến cả ba hình thức bạo hành chính trong đời sống vợ chồng – thể xác, tình dục và tinh thần, thì có hơn một nửa (58%) phụ nữ Việt Nam cho biết đã từng là nạn nhân của ít nhất một hình thức bạo lực gia đình kể trên. Các kết quả nghiên cứu cũng cho thấy khả năng phụ nữ bị chồng mình lạm dụng nhiều hơn gấp ba lần so với khả năng họ bị người khác lạm dụng.
Tại một số vùng ở Việt Nam, cứ mười phụ nữ thì có bốn người nhận thấy gia đình không phải là nơi an toàn đối với họ. Ví dụ, ở vùng Đông Nam Bộ, 42% phụ nữ cho biết họ đã từng bị chồng mình bạo hành thể xác hoặc tình dục. Tuy nhiên, mặc dù có sự khác biệt giữa các vùng miền, khu vực, nhưng sự khác biệt lớn nhất có thể nhận thấy là giữa các dân tộc, trong đó tỷ lệ phụ nữ cho biết họ đang hoặc đã từng là nạn nhân của bạo lực gia đình dao động từ 8% (người H’Mong) đến 36% (người Kinh). “Mặc dù bạo lực gia đình là một hiện tượng rất phổ biến nhưng vấn đề này vẫn bị giấu diếm nhiều,” Bà Henrica A.F.M.
Jansen, Trưởng nhóm nghiên cứu phát biểu. “Bên cạnh sự kỳ thị và sự xấu hổ khiến cho phụ nữ phải giữ im lặng, nhiều phụ nữ còn nghĩ rằng bạo lực trong quan hệ vợ chồng là một điều ‘bình thường’ và người phụ nữ cần bao dung, nhẫn nhịn chịu đựng để gìn giữ sự êm ấm cho gia đình.” Thực tế là cứ hai phụ nữ tham gia nghiên cứu thì có một người cho biết trước khi tham gia trả lời phỏng vấn phục vụ nghiên cứu này, họ chưa từng nói cho ai biết về việc bị chồng mình bạo hành.
Phụ nữ có thai cũng là đối tượng có nguy cơ bị bạo hành.
Theo báo cáo nghiên cứu, khoảng 5% phụ nữ từng có thai cho biết họ đã bị đánh đập trong thời gian mang thai. Trong hầu hết các trường hợp này, họ đã bị chính người cha của đứa trẻ mình đang mang trong bụng lạm dụng.
Mặc dù bạo lực gia đình xảy ra phổ biến đối với phụ nữ nhưng trẻ em cũng là nạn nhân của bạo lực gia đình.
Cứ bốn phụ nữ có con dưới 15 tuổi thì có một người cho biết con của họ đã từng bị chồng họ bạo hành thể xác. Nghiên cứu này đã chỉ ra rằng bạo lực gia đình là một mối đe dọa nghiêm trọng đối với cuộc sống của trẻ em. Ví dụ, báo cáo nghiên cứu cho biết trẻ em sống trong những gia đình mà mẹ bị cha bạo hành sẽ có nhiều khả năng có các vấn đề về hành vi hơn so với những trẻ em khác.
Điều này diễn ra như một cái vòng luẩn quẩn và chất lượng dân số càng ngày càng đi xuống, càng ngày càng có những đứa trẻ có hành vi bạo lực, suy nghĩ lệnh lạc. Điều này không thể đổ lỗi cho kinh tế vì rõ ràng có nhiều nước nghèo hơn nhưng phụ nữ vẫn cảm thấy hạnh phúc hơn phụ nữ Việt Nam. Có lẽ phải nhắc nhở những nhà lãnh đạo, văn hóa Việt Nam một điều là thế giới này bắt đầu từ cái âm đạo của người phụ nữ.
© 2025 | Tạp chí NƯỚC ĐỨC