Chị buộc phải dọn sạch, mua đất mới về rồi cùng các thành viên thay nhau cuốc xới để cải tạo lại thì mới trồng trọt được.
Chị kể: “Thời tiết tại Séc khó đoán nên khi đánh chuyển cây con ra vườn lớn sẽ dễ chết nếu trời lạnh đột ngột. Suốt mấy năm đầu, nhà ít hạt giống nên nếu cây bị chết thì suốt mùa năm ấy, gia đình không có giống rau sạch đó để ăn”. Nhờ sự quyết tâm, chỉ sau thời gian ngắn, mảnh đất cằn cỗi ngày nào nay đã nở hoa, cho “quả ngọt”.
Một góc trang trại rộng lớn, xanh rờn được dựng đẹp mắt bằng giàn gỗ.
Hiện trên mảnh vườn rộng khoảng 660m2, chị Ngọc Anh trồng chủ yếu các loại rau sạch Việt Nam như rau muống, mồng tơi, các loại rau gia vị, cà chua, dưa chuột, ngô, dưa hấu, bầu, bí… “Bởi rau Việt ngoài siêu thị rất đắt lại không dễ mua, chưa kể chất lượng khó có thể đảm bảo nên tôi quyết định tự cung tự cấp”, chị nói. Hơn nữa đối với những người xa quê hương, những món ăn Việt luôn có ý nghĩa nhất định.
Để xây dựng “trang trại xanh, sạch, đẹp”, chị Ngọc Anh quan niệm “càng đơn giản càng tốt”. Vì thế, hạt giống được chị mua ở Việt Nam gửi sang. Sau khi ươm hạt thành cây con, chị và mọi người trong nhà đánh chuyển cây ra vườn và thực hiện chăm sóc bằng cách chỉ tưới nước sạch tạo ẩm cho đất và cây đều đặn 2 lần/ngày. Ngoài ra, rắc bột chống kiến và ốc sên cho vườn định kỳ.
Trên trạng trại của gia đình dễ dàng bắt gặp các loại rau sạch của Việt Nam.
Trên trang trại rộng lớn, chị Ngọc Anh còn tận dụng gara cũ để làm nơi trồng trọt, dựng giàn bằng gỗ để các giống cây leo phát triển. Tùy từng loại rau sạch được chủ nhân phân khu rõ ràng để tạo sự gọn gàng, đẹp mắt đồng thời che đi khuyết điểm của khu vườn.
Kể từ khi làm vườn, chị Ngọc Anh cảm thấy hạnh phúc. Trang trại tựa như “liều thuốc tinh thần” giúp chị quên hết căng thẳng, mệt mỏi của cuộc sống thường nhật. Từng góc nhỏ trong vườn còn chứa bầu không khí trong lành, tươi mát và mang đậm “hơi thở” quê hương.
Khu vườn có ý nghĩa nhất định trong cuộc sống của mẹ Việt ở Séc.
Vườn còn là nơi kết nối tình cảm gia đình chị bởi cứ đến mỗi buổi chiều, các thành viên quây quần, cùng nhau thu hoạch rau xanh về nấu ăn. Bữa cơm tối trở nên ngon ngọt đà và đậm hơn không chỉ nhờ rau sạch mà còn bởi gương mặt rạng rỡ của từng người. Ăn không hết, chị còn mang rau đi biếu hoặc bán lại nhằm kiếm thêm thu nhập.
Ở nông trại, bé con của chị Ngọc Anh còn được mẹ kể cho nghe những câu chuyện về cuộc sống, học cách biết ơn và trân quý thành quả lao động cũng như niềm vui khi chia sẻ với mọi người.
Bé con được ba mẹ dạy cách tưới nước cho đất.
Vợ chồng chị thu hoạch không hết đậu đũa, phải gom vào thùng giầy mang về.
Tại vườn, bé còn được mẹ dạy trồng cây, nhổ cỏ. “Nghĩ lại buồn cười, tôi dạy bé nhổ cỏ mà thế nào lại nhổ mất cây giống. Thấy con nhổ cây mà vừa buồn cười vừa xót đứt ruột”, chị vui vẻ kể lại.
Thời gian tới, chị Ngọc Anh dự định cải tạo trang trại thêm đẹp mắt và tiện lợi hơn. Chị còn bổ sung thêm một số giống rau mới như dưa lê, dưa bở, khoai lang, su su và cây ăn quả.
Từng khóm rau sạch xanh cung cấp bữa ăn mỗi ngày cho gia đình chị Ngọc Anh.
Ảnh: NVCC
© 2025 | Tạp chí NƯỚC ĐỨC