Trung Quốc sẽ vượt Mỹ trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới vào năm 2032.
Theo báo cáo này, tầm quan trọng của các nền kinh tế châu Á sẽ ngày càng gia tăng và chiếm ưu thế trong nền kinh tế toàn cầu khiến các nền kinh tế phương Tây bị tụt lại phía sau. Ấn Độ là nước được kỳ vọng nhiều nhất.
Quốc gia này sẽ vượt Anh và Pháp trở thành nền kinh tế lớn thứ năm thế giới tính theo đồng đô la Mỹ vào năm 2018, thậm chí sẽ tiếp tục vượt qua Đức để trở thành nền kinh tế lớn thứ ba thế giới vào năm 2027.
Theo CEBR, đà phát triển của Ấn Độ sẽ không dừng lại ở đó, nó sẽ chiếm lĩnh vị trí hàng đầu trong nửa sau của thế kỷ 21.
Cũng theo dự báo này, đến năm 2032, Hàn Quốc và Indonesia sẽ lọt top 10 nền kinh tế lớn nhất thế giới, đánh bật 2 nền kinh tế thuộc nhóm 7 nước công nghiệp phát triển (G7) là Italy và Canada.
Biểu đồ sự thay đổi thứ tự các nền kinh tế lớn nhất thế giới qua các năm.
Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov mới đây cũng đưa ra nhận định Trung Quốc sẽ là nền kinh tế số một thế giới trong tương lai gần. Ông Lavrov chỉ ra rằng 5 nước thuộc khối BRICS (Nga, Trung Quốc, Brazil, Ấn Độ, Nam Phi) đang ngày càng có sức ảnh hưởng trong nền kinh tế thế giới và nhóm các nền kinh tế lớn G20. Điều này sẽ dẫn đến một thế giới đa cực.
Theo báo cáo về “Tình hình và triển vọng kinh tế thế giới 2018” công bố ngày 11/12, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Ấn Độ được dự báo vượt mức 6,7% của năm nay lên 7,2% trong năm 2018 và 7,4% trong năm 2019, qua đó giúp New Delhi tiếp tục là nền kinh tế lớn tăng trưởng nhanh nhất thế giới.
Báo cáo trên còn cho biết khu vực Nam và Đông Á vẫn là “những khu vực năng động” nhất thế giới, đóng góp gần một nửa tăng trưởng toàn cầu trong năm 2017, trong đó riêng Trung Quốc đóng góp khoảng 1/3.
Theo Vietnamfinance
© 2024 | Tạp chí NƯỚC ĐỨC