Tổng thống Vladimir Putin luôn khát khao khôi phục hình ảnh nước Nga vĩ đại như thời đế quốc Liên Xô. Một số lĩnh vực cho thấy ông đã thành công, nhưng nền kinh tế Nga hiện đang oằn mình gánh chịu hậu quả.
Giá thực phẩm tăng chóng mặt, tình trạng khan hiếm trứng, bơ – vốn được xem là hàng hóa thiết yếu – ngày càng trầm trọng.
Ngân hàng trung ương Nga đã phải tăng lãi suất lên mức kỷ lục 21%, song lạm phát vẫn không được kiểm soát.
Theo ước tính, lạm phát của Nga năm nay sẽ dao động từ 8-8,5%.
Tuy nhiên, trên thực tế, giá các mặt hàng thiết yếu như sữa, bơ, bánh mì và trứng đã tăng ít nhất gấp đôi so với năm ngoái, riêng khoai tây tăng giá hơn 80%. Chi phí vận chuyển, sản xuất và nguyên vật liệu cũng leo thang không ngừng.
Hiện nay, khoảng một phần ba người dân Nga phải chi hơn một nửa thu nhập cho thực phẩm.
Hạ tầng cơ sở mục nát, đồng ruble mất giá, trong khi nhiều nhà máy và lĩnh vực bất động sản đang đứng trước nguy cơ sụp đổ. Thêm vào đó, tình trạng thiếu hụt lao động ngày càng nghiêm trọng vì nam giới được điều động ra chiến trường Ukraine.
Trong bối cảnh đó, chỉ các doanh nghiệp và lĩnh vực liên quan đến quốc phòng mới được ưu tiên, khi gần 50% ngân sách nhà nước được Putin dành cho quân đội.
Quốc hội Nga hiện đang xem xét khôi phục chế độ tem phiếu thực phẩm nhằm hỗ trợ nhóm người có thu nhập thấp. Truyền thông Nga cho biết, chương trình này sẽ được áp dụng rộng rãi do lạm phát và giá cả tăng vọt. Một số khu vực đã bắt đầu triển khai.
Tại vùng Viễn Đông Kamchatka, người dân đã được cấp tem phiếu mua cá.
Dự kiến từ năm 2025, thành phố Kaliningrad sẽ phát tem phiếu lương thực cho người về hưu và các hộ gia đình nghèo, nhằm hỗ trợ họ tiếp cận những mặt hàng thiết yếu.
Putin – người đang lãnh đạo nước Nga – dường như đang đưa đất nước trở lại một thời kỳ khó khăn đầy thụt lùi.
© 2025 | Tạp chí NƯỚC ĐỨC