Cha mẹ có thể thường nghĩ rằng họ sẽ giúp con cái của họ phát triển và trưởng thành đôi khi thậm chí thông qua hình phạt. Tuy nhiên kết quả lâu dài của những biện pháp đó có thể sẽ khiến con bị trầm cảm, lo lắng.
Nhưng nếu cha mẹ nhận ra những gì họ đang làm sai, họ vẫn có cơ hội để sửa và nuôi dạy một thế hệ mới của những đứa trẻ khôn ngoan và hạnh phúc.
10. Ép buộc con cái phải làm theo ý của cha mẹ
Khi nghiên cứu về cách nuôi dạy con, các nhà khoa học thuộc Hiệp hội Tâm lý Hoa Kỳ lưu ý rằng những bậc cha mẹ có xu hướng liên tục hướng dẫn con cái họ để chúng biết phải làm gì và làm như thế nào sẽ khiến trẻ bị thụ động và không thể tự kiểm soát cảm xúc của mình. Từ đó, trẻ không thể phát triển một cách tự nhiên và không có khả năng sang tạo mọi việc theo cách của riêng chúng.Việc nuôi dạy con cái như vậy sẽ chỉ gây ra vấn đề với sự thích nghi xã hội, kết bạn và phân tích hành vi của trẻ.
9. Đánh đòn có thể dẫn đến các vấn đề về hô hấp
Phải thừa nhận rằng, rất nhiều cha mẹ sử dụng biện pháp này trong cách họ giáo dục con cái. Kết quả của một cuộc khảo sát năm 2012 cho thấy 94% cha mẹ thường xuyên đánh đòn con cái. Biện pháp “huyền thoại” này cần được xem xét lại một cách nghiêm túc.
Các chuyên gia nói rằng lạm dụng thể chất ở trẻ có thể dẫn đến nhiều kết quả tiêu cực khác nhau mà chúng ta ít mong đợi nhất như các hành động chống đối xã hội, rối loạn tâm lý và thậm chí là nghiện ma túy và rượu. Ngoài ra, các nhà khoa học còn có đề cập đến nguy cơ mắc bệnh ung thư, bệnh tim và sự phát triển của bệnh hen suyễn cao hơn ở những trẻ thường xuyên bị đánh đòn.
8. Liên tục so sánh con cái với những đứa trẻ khác
Hình tượng “con nhà người ta” là một khuôn mẫu điển hình mà nhiều bạc phụ huynh luôn mang ra để so sánh với chính con nhà mình. Khi nói như vậy, cha mẹ nghĩ rằng mình đang giúp con cái trở nên tốt hơn, nhưng sự thật không phải vậy.
Các nhà tâm lý học chỉ ra rằng so sánh một người với người khác sẽ làm giảm lòng tự trọng và giá trị bản thân ở một đứa trẻ. Nó cũng có thể tạo ra một khoảng cách giữa con và cha mẹ khi chúng liên tục cảm thấy không an toàn và mất niềm tin vào chính cha mẹ của mình. Những đứa trẻ cần tình yêu và sự hỗ trợ tuyệt đối của cha mẹ trong mọi tình huống, vì vậy tốt hơn hết là đừng thể hiện rằng chúng làm bạn thất vọng, mà hãy động viên để trẻ hoàn thành công việc tốt nhất có thể.
7. Cách nuôi dạy con không nhất quán
Hôm qua cha mẹ yêu cầu con dọn dẹp đồ chơi của chúng, hôm sau cha mẹ lại tự làm mà không nói một lời nào. Hôm qua cha mẹ đang ở trong một tâm trạng tồi tệ và trừng phạt những đứa trẻ vì những lỗi lầm nhỏ nhặt, nhưng hôm nay chỉ vì tâm trạng của cha mẹ cảm thấy tuyệt vời mà để chúng làm bất cứ điều gì chúng muốn. Hành động này của cha mẹ đang khiến những đứa trẻ thắc mắc rằng liệu chúng có đang làm đúng những gì mà cha mẹ mong đợi hay không.
Các nhà khoa học nói rằng sự không chắc chắn như vậy có thể tác động tiêu cực đến sự phát triển lòng tự trọng và làm tăng trầm cảm và tổn thương lo lắng. Đó là lý do tại sao luôn luôn tốt hơn để có một số quy tắc nhất định và đặt giới hạn đối với trẻ. Điều này sẽ giúp trẻ hiểu những gì sắp xảy ra và làm thế nào để phản ứng với nó.
6. Bạn càng la hét, hành vi của một đứa trẻ càng tệ hơn
La hét thực sự là một phương pháp hiệu quả giúp chúng ta thoát khỏi cảm xúc sôi sục trong vài giây. Và một số phụ huynh tin rằng la hét là một cách tốt để giải quyết vấn đề ngay lúc đó và ở đó. Nhưng liệu đã bao giờ cha mẹ tự hỏi về hậu quả của kiểu nuôi dạy con như vậy chưa?
Theo các nhà tâm lý học, la hét có thể làm cho hành vi của con bạn trở nên tồi tệ hơn. Nó cũng dẫn đến lo lắng và trầm cảm và thậm chí có thể gây đau mãn tính ở trẻ. Chúng tôi tin rằng đây không phải là điều cha mẹ mong muốn con mình gặp phải.
5. Kỳ vọng quá cao sẽ không bao giờ khiến trẻ hoàn hảo
Chúng tôi tin rằng không có cha mẹ nào muốn con mình trở thành kẻ thất bại và luôn kỳ vọng con mình được tốt hơn mong đợi. Nhưng khi kỳ vọng của cha mẹ biến thành mục tiêu không thực tế, trẻ sẽ không thể làm hài lòng cha mẹ và điều này dẫn đến các bệnh lý gây ra các rối loạn khác nhau như mất ngủ, giận dữ, mệt mỏi hoặc lo lắng..
4. Tự hỏi tại sao con bạn rất tệ? Nhìn lại chính mình.
Có một câu nói rất hay rằng bạn có thể gặt hái những gì bạn đã gieo. Và nó hoàn toàn phản ánh mối quan hệ cha mẹ và con cái. Các nghiên cứu xác nhận rằng trẻ em hấp thụ các giá trị từ cha mẹ của chúng hơn bất kỳ ai khác. Và chúng cũng sao chép mô hình hành vi của chúng từ cha mẹ.
Nếu bạn sợ rằng xã hội là nguồn tác động chính, các chuyên gia có thể trấn an bạn. Trường học, bạn bè và các hoạt động bổ sung khác mà trẻ tham gia có thể hữu ích trong quá trình phát triển cá nhân của chúng. Nhưng chức năng chính của họ là củng cố kiến thức và giá trị họ đã nhận được phần lớn là từ gia đình.
3. Hù dọa không hề mang lại hiệu quả
Các nhà khoa học giải thích rằng nỗi sợ hãi khiến não hoạt động chậm hơn, vì vậy trẻ em không thể nghĩ về hành vi của chúng khi chúng sợ hãi. Trẻ từ đó cũng sẽ sợ cảnh sát, bác sĩ và những người mà được cha mẹ sử dụng để hù dọa.
2. Tránh nói những chủ đề nhạy cảm
Một số cha mẹ có xu hướng tránh thảo luận về các vấn đề liên quan đến tình dục với con cái của họ. Họ lưu ý rằng họ không có đủ kỹ năng hoặc từ vựng phù hợp với lứa tuổi để đề cập đến một chủ đề khó xử như vậy. Họ cũng hy vọng rằng con cái họ sẽ có thể tìm hiểu về nó ở trường hoặc từ bạn bè. Chúng tôi tin rằng đây là hành vi vô trách nhiệm và khoa học đã xác nhận điều này.
1. Nói “Con là độc nhất” là nguyên nhân khiến trẻ kiêu ngạo
Cha mẹ thường hay nói với con rằng chúng đặc biệt hoặc chúng là cả thế giới và tin rằng điều này sẽ nâng cao sự tự tin và lòng tự trọng của trẻ. Nhưng các chuyên gia cảnh báo rằng điều này có thể dẫn đến kết quả bất ngờ.
Brad Bushman, đồng tác giả của nghiên cứu, nhấn mạnh, Đây là điều quan trọng để bày tỏ sự ấm áp với con bạn vì điều đó có thể thúc đẩy lòng tự trọng, nhưng đánh giá cao chúng có thể thúc đẩy lòng tự ái cao hơn sự tự tin của trẻ.
© 2024 | Tạp chí NƯỚC ĐỨC