Theo đó Quân đội Trung Quốc huy động 7 trung đoàn xe tăng của với quân số lên đến 726 xe chiến đấu, trong đó có 550 xe tăng và nhiều xe thiết giáp các loại. Thực tế đã có 6/7 trung đoàn xe tăng tham chiến và một trung đoàn còn lại làm nhiệm vụ dự bị. Nguồn ảnh: Tiexue.
Và đây là kết cục mà những con "mãnh hổ giấy" của Trung Quốc nhận được. Theo số liệu được phía Trung Quốc công bố sau này, ít nhât 31% số xe tăng tham chiến đã bị bắn hỏng ngay trên chiến trường. Nguồn ảnh: Tiexue.
Con số đó tương đương với ít nhất 200 xe tăng và thiết giáp bị hạ. Đáng chú ý hơn là 81% số lượng tổn thất này đều được Trung Quốc ghi nhận trong 4 ngày chiến đấu đầu tiên của cuộc Chiến tranh Biên giới 1979 - nghĩa là vào khoảng thời gian quân đội ta còn bị bất ngờ, chưa tổ chức hiệp đồng hiệu quả ngay được. Nguồn ảnh: Tiexue.
Lý giải cho điều này, nhiều tướng Trung Quốc thừa nhận rằng nguyên nhân đầu tiên đó là yếu tố địa hình. Địa hình của vùng núi phía Bắc Việt Nam chắc chắn không phù hợp cho lối đánh xe tăng. Nguồn ảnh: Tiexue.
Khác với bộ binh, xe tăng cần có đường xá để đạt tốc độ di chuyển nhanh nhất - tuy nhiên đường xá ở miền Bắc Việt Nam thường có núi cao bao quanh, quân và dân ta thường tổ chức đánh du kích, tấn công xe tăng địch từ hai bên sườn núi cạnh đường giao thông. Nguồn ảnh: Tiexue.
Kiểu tấn công này cực kỳ nguy hiểm vì phần giáp ở nóc xe tăng là yếu nhất - dẫn đến việc các xe tăng của Trung Quốc thường bị hạ ngay từ loạt đạn đầu tiên. Cũng do đường quá xấu và quá hẹp, các xe phía sau sẽ không thể vượt qua xe đi đầu đã bị bắn hạ và sẽ không khác nào cá nằm trong chậu, chạy không được, tiến không xong. Nguồn ảnh: Tiexue.
Yếu tố tiếp theo đó là về mặt con người. Trung Quốc có rất ít kinh nghiệm tác chiến ở quy mô lớn vào thời điểm Chiến tranh Biên giới Phía Bắc diễn ra, đặc biệt là lối tác chiến chống chiến tranh du kích - một thứ chiến tranh mà Trung Quốc chưa từng được tiếp xúc trước đó. Nguồn ảnh: Tiexue.
Trái lại, Quân đội Nhân dân Việt Nam lại có thể coi là "bậc thầy" của lối đánh du kích này sau mấy chục năm Kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Sử liệu Trung Quốc đã ghi lại nhiều trường hợp, chỉ một toán nhỏ hay thậm chí là một bộ đội Việt Nam thực hiện kiểu đánh du kích đã tấn công, tiêu diệt sau đó rút lui an toàn khi cả đoàn xe tăng Trung Quốc còn đang ngơ ngác. Nguồn ảnh: Tiexue.
Lý do tiếp theo đó là Trung Quốc đã quá chủ quan, không có phương án dự phòng giả định trường hợp bị đánh chặn và các xe tăng này không thể triển khai được lối đánh sở trường. Nguồn ảnh: Tiexue.
Thực tế thì sau thời gian đầu có nhiều tiến triển khá tốt, quân đội Trung Quốc đã bị phía ta chặn lại chỉ sau vài ngày kể từ khi nổ súng. Lúc này, phía Trung Quốc vẫn chưa tiếp cận được bất cứ thành phố này mà vẫn đang... loay hoay trong rừng. Nguồn ảnh: Tiexue.
Địa hình rừng núi và sông suối chia cắt mạnh khiến lực lượng tăng thiết giáp của Trung Quốc rất khó tham chiến, tuy nhiên tướng lĩnh của chúng vẫn y lệnh tiến công, khiến cho dàn thiết giáp không những không đóng góp được gì mà còn bị thiệt hại nặng. Nguồn ảnh: Tiexue.
Lý do cuối cùng đó là thiếu trang bị, mặc dù có số lượng xe tăng lớn nhưng Trung Quốc không có bất cứ một xe chiến đấu bộ binh nào tham chiến ở biên giới phía Bắc Việt Nam và có rất ít xe thiết giáp chở quân. Nguồn ảnh: Tiexue.
Điều này khiến bộ binh tùng thiết của Trung Quốc chịu thiệt hại nặng khi phía ta mở màn tấn công bất ngờ còn chúng thì đang... ngồi la liệt trên nóc xe tăng (do không có xe chở quân). Thiếu bộ binh, thiếu khả năng xoay sở khi tác chiến và không có xe hỗ trợ hoả lực thứ cấp, dàn xe tăng Trung Quốc đã phải chịu thiệt hại nặng khi tham chiến với bộ đội địa phương và dân quân của ta. Nguồn ảnh: Tiexue.
Ngoài ra, trái với tinh thần quyết tử bảo vệ tổ quốc của quân và dân ta, phía Trung Quốc lại có ý trí chiến đấu khá kém, bằng chứng là nhiều xe tăng, phương tiện cơ giới của chúng đã bị ta thu giữ trong trạng thái còn nguyên vẹn, nhiên liệu đủ, hoạt động tốt nhưng kíp lái đã bỏ lại để chạy thoát thân. Nguồn ảnh: Tiexue.
Nguồn: Báo điện tử DÂN VIỆT
© 2025 | Tạp chí NƯỚC ĐỨC