1. Dụng cụ – nhất định phải dùng riêng
Dù không bao giờ mong muốn nhưng nhiều khi việc làm móng tại những tiệm nail chất lượng thấp có thể khiến bạn bị nhiễm trùng. Do dùng chung bộ dụng cụ cắt, tỉa móng nên đây được cho là vật trung gian truyền nhiễm virus viêm gan B, C,HIV hay đơn giản là 1 loại nấm thông thường.
Để tránh bị nhiễm bệnh, các chuyên gia khuyến cáo bạn nên sắm riêng 1 bộ dụng cụ cắt tỉa móng và mang theo mỗi khi làm nail, vệ sinh chúng thật cẩn thận trước và sau khi dùng – bởi suy cho cùng đó là việc tốt nhất bạn có thể làm để bảo vệ sức khỏe.
2. Loại bỏ vết chai, tẩy tế bào chết ở chân – đừng nhé!
Các chuyên gia khuyên rằng, dù có bị vết chai ở chân thì cũng không nên loại bỏ chúng ở cơ sở làm nail. Đặc biệt nếu bạn sở hữu làn da mỏng, thợ nail có thể vô tình làm xước, tạo cơ hội gây nhiễm trùng vết thương. Để tránh bị chai chân, bạn đừng nên mang giày quá chật, và nhớ bôi kem dưỡng ẩm cho bàn chân để giúp chân luôn mềm mại, mịn màng.
3. Móng chân mọc ngược – chớ dại mà xử lý tại tiệm làm nail
Móng mọc ngược chủ yếu xảy ra ở móng chân. Nguyên nhân thường là do chúng ta cắt móng chân quá thường xuyên, cắt sâu, cắt không đúng cách… Khi cắt sát vào hai bên cạnh của móng, nó sẽ gây kích thích phần móng còn lại, khiến móng mọc ngược vào bên trong, đâm sâu vào phần thịt…
Việc xử lý móng mọc ngược đòi hỏi một bác sĩ chuyên nghiệp, các thợ nail có thể còn làm tình hình trở nên nghiêm trọng hơn. Việc điều trị sai việc móng mọc ngược có thể khiến chân bị nhiễm trùng, nếu nặng có thể phải loại bỏ toàn bộ móng. Vì thế bạn đừng trì hoãn việc đến bác sĩ khi có dấu hiệu sưng, mưng mũ ở móng nhé.
4. Loại bỏ thật sạch lớp biểu bì quanh móng – sai lầm to!
Chắc chắn nhiều người khi làm nail yêu cầu thợ sửa móng tay cắt tỉa sạch lớp da biểu bì bao quanh móng. Nhưng đây là 1 thói quen tai hại bởi phần biểu bì bao quanh mỗi móng tay (cuticle) này là một phần da của bạn. Việc cố loại bỏ sạch chúng là bạn đang phá hàng rào, mở cửa cho vi khuẩn tha hồ xâm nhập vào cơ thể.
Bên cạnh đó, không ai dám chắc lúc loại bỏ lớp biểu bì này, bạn không bị trầy xước cả. Vết xước tuy nhỏ này sẽ tạo cơ hội lớn để vi khuẩn đột nhập vào vết thương, gây nhiễm trùng móng, thậm chí gây nhiễm trùng máu.
5. Dũa móng tay khi còn ướt – chớ dại
Theo bác sĩ Marie-Pierre Hill-Sylvestre, cắt móng tay ướt tốt hơn khi móng khô, ngoài ra khi móng ướt lấy đi phần bụi bẩn còn bám trên móng dễ dàng hơn. Tuy nhiên, việc dũa móng lại khác. Khi móng tay gặp nước, chúng sẽ trở nên mềm yếu hơn cả, dũa móng lúc này sẽ vô tình làm móng bị tổn thương, không định hình được móng. Vì thế, tốt hơn là bạn nên dũa móng khi móng còn khô – chúng sẽ cứng cáp hơn.
6. Thay màu sơn móng quá thường xuyên – cực hại
Sơn móng tay nhất là những loại không rõ nguồn gốc thường có chứa nhiều loại hóa chất, nếu sơn quá thường xuyên cộng với việc chọn loại sơn kém chất lượng – móng tay nhanh chóng trở nên vàng ố, thâm đen. Ngoài ra, những thành phần hóa chất trong sơn móng tay có thể khiến bạn bị dị ứng, hen suyễn.
Để đảm bảo bạn được an toàn, các chuyên gia khuyên bạn chỉ nên thay đổi màu sơn móng tay sau 3 – 4 tuần và nghỉ ngơi sau mỗi 6 – 8 tháng. Lý tưởng nhất, thời gian nghỉ nên là 105 ngày, đây là thời gian để móng tay mới phát triển.
7. Dùng máy hong móng tay UV khi sơn gel – hại chồng hại
Nghiên cứu được đăng tải trên Tạp chí Da liễu Australia đã chỉ ra rằng, sử dụng đèn hong móng UV để làm khô móng tay dạng gel có khả năng dẫn tới ung thư da. Chuyên gia thuộc ĐH Galway (Ireland) giải thích rằng, mặc dù những tia UV từ đèn hong móng khá thấp và khách hàng chỉ tiếp xúc với nó trong khoảng thời gian khá ngắn, nhưng những tổn thương từ tia tử ngoại này cũng tăng theo thời gian.
Nếu bạn sơn móng tay gel liên tục, tiếp xúc với tia UV nhiều, bạn phải chấp nhận da tay có thể nhanh bị nhăn nheo, lão hóa. Vì thế, bạn nên chọn cửa hàng sử dụng đèn LED để làm khô móng gel của bạn.
Brightside
© 2024 | Tạp chí NƯỚC ĐỨC