Có kế hoạch kinh doanh rõ ràng
Làm gì cũng phải tính trước, đặc biệt là trong ngành kinh doanh.
Bản kế hoạch như là một tấm bản đồ, không có thì chủ tiệm sẽ không biết phải đi đâu trong ngành nail. Phải có kế hoạch rõ ràng thì mới thành công được.
Dùng những nguồn thông tin dành cho doanh nghiệp nhỏ
Chỉ cần tự nghiên cứu một chút, chủ tiệm có thể tìm thấy và tận dụng rất nhiều thông tin bổ ích cho các doanh nghiệp nhỏ.
Các đại học cộng đồng cũng có những lớp học dạy những điều căn bản trong ngành kinh doanh. Chỉ có một điều đáng ngại là học phí thôi.
Thư viện công cộng có rất nhiều sách bổ ích cho những người mới vào ngành kinh doanh. Ngoài ra, thư viện còn có các lớp miễn phí để dạy về kinh doanh.
Trang mạng của Cơ Quan Điều Hành Doanh Nghiệp Nhỏ của Hoa Kỳ (SBA) cũng có rất nhiều thông tin bổ ích cho những chủ doanh nghiệp mới. Ngoài ra, SBA còn có những lớp học miễn phí trên mạng, dạy về quản lý, tiếp thị, và nhiều điều cần biết khi làm chủ một doanh nghiệp.
Xin lên trang mạng www.sba.gov để tìm hiểu thêm.
Tìm chỗ tốt
Phải tìm được chỗ tốt thì làm ăn mới khá được.
Chủ tiệm nail cần phải nghiên cứu kỹ về khu vực mà mình sắp mà ở tiệm ở đó. Những điều cần phải lưu ý gồm có: những đối thủ cạnh tranh, đối tượng khách hàng, và nhiều điều khác.
Ngoài ra, chủ tiệm còn phải suy nghĩ về diện tích của tiệm để tìm được chỗ vừa ý. Tốt nhất, nên bắt đầu từ một tiệm nhỏ, rồi phát triển từ từ.
Nếu quyết định thuê địa điểm, chủ tiệm nail nên đọc thật kỹ hợp đồng thuê, nếu không hiểu gì thì phải hỏi cho rõ.
Còn nếu quyết định mua tiệm, phải hỏi nhân viên địa ốc càng nhiều càng tốt.
Mua thiết bị
Nhiều khi các số tiền mượn để làm ăn không kèm theo tiền mua thiết bị, chủ tiệm nail phải tìm cách để mua các đồ trang trí và thiết bị, vừa tốt vừa hợp túi tiền, cho tiệm của mình.
Chủ tiệm có thể lùng các cửa hàng bán rẻ, các cuộc đấu giá, hay hạ giá.
Ngoài ra, các trang mạng của chính phủ như GovSales.gov hoặc Bid4Assets.com có thể có những thiết bị vừa túi tiền.
Thuê thiết bị cũng là một cách mà chủ tiệm nên cân nhắc.
Cộng tác với người khác
Tìm người cộng tác là một điều chủ tiệm nail cũng nên cân nhắc, vì sẽ có người cố vấn và giúp đỡ về các mặt tài chính của tiệm.
Nên chọn người thật kỹ, để có sự đồng ý về cách làm việc, và sự sắp xếp công việc của từng người.
Đừng quá lo ngại khi người cộng tác viên có cái nhìn khác mình, vì một doanh nghiệp cần nhiều cái nhìn để thành công.
Nên cần có hợp đồng cộng tác rõ ràng, có luật sư để xem xét và chứng nhận hợp đồng.
Lo hết các thủ tục pháp lý
Chủ tiệm phải đăng ký doanh nghiệp với tiểu bang, lo các giấy tờ thuế và lương bổng của nhân viên.
Thuê thợ
Nên làm quen với các trường dạy làm đẹp, và thăm dò những người thợ có tiếng trong vùng.
Chủ tiệm cũng nên đọc kỹ về luật thuê nhân viên của tiểu bang và liên bang.
Trang mạng SBA.gov có khá nhiều lời khuyên về cách thuê và quản lý nhân viên.
Tiếp thị, và khai trương tiệm
Sau khi thuê thợ, chủ tiệm nên đưa danh thiếp của tiệm cho thợ, để họ quảng cáo tiệm cho gia đình và bạn bè.
Chủ tiệm có thể mời gia đình và bạn bè đến dự ngày khai trương, hoặc có thể biến ngày khai trương thành một sự kiện ở địa phương. Cũng nên cho giảm giá, hay khuyến mãi cho những khách hàng đầu tiên.
Ngoài ra, chủ tiệm còn có thể dùng báo đài, mạng xã hội, hoặc truyền miệng để quảng cáo cho tiệm.
Một thông cáo báo chí cho phòng thương mại của địa phương cũng là một cách quảng cáo tốt.
Chủ tiệm cũng nên trang trí tiệm sặc sỡ một chút, để thu hút được sự chú ý của khách hàng.
——-
Xem thêm:
6 bí quyết giúp chủ tiệm nail giữ thợ giỏi
Tìm nhân viên giỏi rất khó. Chủ tiệm nails nào cũng đau đầu để giữ các nhân viên lâu năm, tay nghề cao, bởi những người thợ này nghỉ thì chủ tiệm còn đau đầu hơn.
Theo bài viết của NAILPRO Magazine, đây là sáu cách để chủ tiệm nails giữ các thợ tay nghề cao.
Cho thợ thấy được mục đích khi làm việc ở tiệm này
Chủ tiệm nên cho những người thợ thấy được nét đặc biệt của tiệm mình. Phải cho thợ thấy được những gì mà chủ tiệm muốn đạt được khi thuê họ.
Nhiều chủ tiệm nails cho riêng từng người thợ đảm đang một trách nhiệm riêng để họ làm hết mình.
Ngoài ra, chủ tiệm nails còn có thể tìm một lãnh vực gì đó để những người thợ có thể làm chung với nhau.
Nguyên tắc rõ ràng
Nhiệm vụ của chủ tiệm, hoặc người quản lý là đào tạo, trau dồi tay nghề cho thợ nails.
Phải đánh giá khả năng làm việc của nhân viên rõ ràng. Những điều gì có thể giúp nhân viên thành công trong nghề phải nói ra cho họ biết.
Ngoài ra, tiệm nails còn phải có luật lệ rõ ràng. Làm gì cũng phải theo luật lệ của tiệm.
Chú ý đến nhân viên
Khi nhân viên đang làm việc, chủ tiệm phải quan sát nhân viên. Chủ không thể nào làm việc của chủ thôi, mà không để ý đến nhân viên trong giờ làm việc.
Quan sát nhân viên mới biết được họ làm việc ra sao. Ai làm giỏi thì nên khen họ, để họ biết chủ tiệm là người biết quan sát. Nên khích lệ nhân viên nhiều hơn.
Minh bạch rõ ràng
Chủ tiệm phải nói chuyện rõ ràng với nhân viên. Nhiều tiệm bị mất thợ chỉ vì chủ tiệm thiếu sự liên lạc với nhân viên.
Chủ tiệm cần cho nhân viên biết càng nhiều điều liên quan đến tiệm nails, càng nhiều càng tốt. Điều này sẽ giúp họ hiểu được tình trạng làm ăn của tiệm, như chi phí tốn bao nhiêu mỗi tháng…
Không cần phải nói quá rõ ràng đến từng con số, chỉ cần cho họ biết đại khái để nắm rõ tình hình thôi.
Có thái độ quan tâm đến nhân viên
Nhiều nhân viên nghỉ việc chỉ vì chủ tiệm không nói năng gì với họ trong lúc làm việc, không chỉ ra chỗ nào sai để họ sửa.
Để tránh những trường hợp như vậy, chủ tiệm nên bắt đầu từ lúc thuê thợ. Nên cho họ biết rằng họ được thuê để phụ trách một công việc nào đó, và bắt họ bảo đảm thật thà.
Chủ tiệm nên cho người thợ thấy mình quan tâm đến công việc, nhân viên. Nên hỏi nhân viên cần chủ giúp ở đâu, hay người chủ cần làm gì để nhân viên làm tốt hơn.
Ngoài ra, chủ tiệm còn phải biết giữ sự thoải mái trong tiệm. Nếu thấy không khí căng thẳng quá, phải họp với nhân viên để tìm nguyên do, rồi giải quyết vấn đề một cách nhanh gọn.
Tạo động lực cho nhân viên.
Ai làm việc cũng có động lực theo một trong hai phía: trong và ngoài.
Những người làm việc với ‘động lực trong’ thường rất yêu nghề, hay suy nghĩ về bản thân, và lúc nào cũng muốn nâng cao tay nghề của mình. Với những người này, chủ tiệm phải quan sát họ nhiều, và khen họ vì lúc nào cũng có sự cố găng trau dồi tay nghề.
Những người làm việc với ‘động lực ngoài’ thường hay muốn các phần thưởng có giá trị vật chất.
Vì vậy, chủ tiệm nên biết động lực của từng nhân viên, và nên tìm cách dò hỏi động lực của họ
© 2024 | Tạp chí NƯỚC ĐỨC