8 lời khuyên về nuôi dạy con áp dụng được cho mọi đứa trẻ

8 lời khuyên về nuôi dạy con áp dụng được cho mọi đứa trẻ

Ai cũng mong muốn những điều tốt đẹp nhất cho con nhưng việc nuôi dạy một đứa trẻ thành người không phải điều dễ dàng, đặc biệt trong cuộc sống hiện đại ngày nay.

Trẻ con không được sinh ra kèm theo một cuốn sổ tay hướng dẫn cách nuôi dạy. Mỗi đứa trẻ đều khác nhau và không có một cách thức nào hoàn hảo để nuôi dạy tất cả mọi đứa trẻ. Dưới đây là 8 lời khuyên thiết thực về việc nuôi dạy con dành cho mọi bậc cha mẹ:

132 1 8 Loi Khuyen Ve Nuoi Day Con Ap Dung Duoc Cho Moi Dua Tre

Là cha mẹ, ai cũng mong muốn nuôi dạy con thành người (Ành minh họa)

Hãy tin tưởng con

Cha mẹ cần phải là người khuyến khích và cổ vũ cho con trong cuộc sống. Nếu cha mẹ không làm việc đó thì ai sẽ làm đây?

Sức mạnh đến từ niềm tin của cha mẹ rằng con mình có đủ khả năng đạt được thành tựu có thể giúp đứa trẻ cảm thấy mình có thể làm được mọi thứ. Điều này tiếp thêm động lực để đứa trẻ cố gắng hơn nữa và làm hết sức mình khi có cha mẹ luôn tin vào khả năng của mình.

Khi tin tưởng con mình, cha mẹ cũng đang giúp đứa trẻ tự tin vào bản thân hơn. Những đứa trẻ sẽ học được rằng mình là con người có đủ năng lực để đạt được mục tiêu khi có cha mẹ tin tưởng vào khả năng của mình.

Hãy để con lấm bẩn

Hãy để con bạn có cơ hội lấm bẩn. Khi trẻ con chơi trong bụi bặm, bùn lầy và thiên nhiên là khi chúng đang huy động tất cả năm giác quan của mình. Đừng bỏ lỡ cơ hội phát triển tối đa tính sáng tạo khi con bạn chơi đùa với thiên nhiên.

Ví dụ, khi chúng chơi đùa ngoài trời trong một bãi cát nhân tạo với đầy những bùn đắp trên tay và mặt, cùng đồ chơi vương vãi vãi khắp nơi. Đối với bạn sẽ trông giống như một bãi chiến trường nhưng với đứa trẻ, có thể đó là một bàn ăn kiệt tác làm bằng cát và bùn.

Đứa trẻ đang sử dụng tính sáng tạo, huy động các giác quan, và đang hoàn thành một dự án là sản phẩm của riêng mình. Đừng tước bỏ cơ hội được khôn lớn và phát triển của chúng chỉ vì bạn muốn giữ chúng sạch sẽ. Hãy cho phép chúng lớn khôn thông qua bụi bặm, bùn lầy và thiên nhiên.

An toàn là trên hết

Ba năm đầu đời của con, giữ an toàn cho con là ưu tiên đầu tiên và trên hết.

Tất nhiên bạn cần đáp ứng những nhu cầu cơ bản của con. Hãy cho con ăn, thay quần áo, yêu thương con, nhưng hãy đảm bảo chúng được an toàn trước đã, nếu không mọi sự chăm lo sẽ trở nên vô nghĩa.

Tập ngồi bồn cầu khi con đã sẵn sàng

Trẻ con sẽ bắt đầu sử dụng bồn cầu khi chúng sẵn sàng. Nếu bạn tạo áp lực quá đáng để tập cho con ngồi bồn cầu, nhiều khả năng việc đó sẽ không đem lại kết quả tốt. Chúng cần phải ở trong trạng thái sẵn sàng và muốn dùng bồn cầu thì việc tập ngồi mới thành công được.

Đừng bỏ qua những tín hiệu của con khi con đã sẵn sàng. Có một số việc bạn có thể làm để chuẩn bị cho chúng tập ngồi bồn cầu, nhưng đừng thúc ép.

Ví dụ, bạn có thể mua cho con một chiếc bồn cầu chuyên dùng cho việc tập luyện này để con thực hành ngồi lên, bạn có thể đọc cho chúng nghe những cuốn sách dành cho trẻ em viết về việc tập ngồi bồn cầu, và bạn có thể để con tự chọn quần lót cho mình tại cửa hiệu. Những việc này sẽ giúp chúng chuẩn bị cho việc tập ngồi bồn cầu và đến một ngày kia chúng sẽ quyết định rằng mình đã sẵn sàng.

Trong vài trường hợp, cha mẹ phải kéo dài thêm thời gian cho việc tập ngồi bồn cầu vì việc đó trở thành một trải nghiệm đau thương cho họ với những phương pháp tập mạnh tay. Đừng ép buộc con bạn ngồi lên bồn cầu. Sẽ không ích gì cho cả bạn và con cả.

Phát triển nhân cách thông qua những tấm gương

Cha mẹ chính là hình mẫu cho con noi theo. Con sẽ nhìn theo từng việc cha mẹ làm, hành xử của cha mẹ để phát triển bản thân mình.

Hãy cư xử theo đúng hình mẫu mà bạn muốn con mình trở thành khi lớn lên. Hãy luyện tập việc ra quyết định đúng đắn liên quan đến nhân cách và đạo đức nếu bạn muốn con trở thành những con người tốt đẹp và lịch thiệp.

Hãy cứ để con là một đứa trẻ

Cha mẹ đừng khiến con trưởng thành quá sớm. Con chỉ được làm trẻ con một lần trong đời nên hãy để con trải nghiệm cuộc sống đúng với tuổi của mình.

Đừng kỳ vọng con cư xử như những người lớn nhỏ con. Trẻ con khác người lớn. Chúng có xu hướng hiếu động về thể chất hơn người lớn, cần ngủ nhiều hơn, và cực kỳ tò mò một cách tự nhiên.

Hãy cho phép chúng được làm trẻ con, bằng việc giữ những kỳ vọng của bạn song hành với thực tế rằng chúng là những đứa trẻ chứ không phải người lớn. Cứ để chúng chạy nhảy và chơi đùa. Việc đòi hỏi một đứa trẻ hai tuổi phải ngồi yên một chỗ và im lặng liên tục hàng giờ liền là phi thực tế.

Hãy để con trải nghiệm thất bại

Đừng giải cứu con mình mỗi khi chúng sắp sửa thất bại. Hãy cho phép con thất bại. Nhất là khi chúng còn nhỏ. Hãy để chúng sớm học được cảm giác thất bại là thế nào và cách đứng lên sau vấp ngã. Hãy ở bên dẫn dắt chúng đi qua những trải nghiệm, song đừng giải cứu chúng khỏi những thất bại. Hãy cho phép con vấp ngã bởi chúng cần phải trải nghiệm cảm giác thất bại là như thế nào và làm sao để đứng dậy.

Một ngày nào đó bạn sẽ không thể ở bên để giúp đỡ và giải cứu con mình. Bạn muốn giúp chúng bằng cách truyền đạt những kỹ năng như tính kiên cường, nhờ đó chúng có thể tự cứu lấy mình khi thực sự đối mặt với thất bại.

Đừng bỏ lỡ thời thơ ấu của con

Chúng chỉ làm trẻ con có một lần. Thời thơ ấu không thể quay lại. Đừng bỏ lỡ thời thơ ấu của con do làm việc quá nhiều. Con bạn muốn có bạn hơn mọi thứ trên đời.

Hãy cân bằng tốt giữa công việc và thời gian cho con, để bạn trở thành một phần ký ức sinh động và mãi ngân vang trong thời thơ ấu của con.

 


© 2024 | Tạp chí NƯỚC ĐỨC



 

Bài liên quan