Chó đẻ răng cưa theo dân gian còn gọi với các tên khác như cây cau trời hay diệp hạ châu. Còn trong tiếng Hán là hiệp hậu châu, nhật khai dạ bế hay trân châu thảo, thuộc họ thầu dầu, có tên khoa học Phyllanthus urinaria L.
Tác dụng của cây chó đẻ
Theo Đông y, cây chó đẻ có vị ngọt, hơi đắng, tính mát, có tác dụng lợi tiểu, tiêu độc, sát trùng, thông huyết, điều kinh, thanh can, lương huyết, hạ nhiệt…; thường được dùng làm thuốc chữa các bệnh đau gan, thận, đường tiết niệu, đường ruột, bệnh chứng ở ngoài da.
Cây chó đẻ có vị ngọt, hơi đắng, tính mát, có tác dụng lợi tiểu, tiêu độc, sát trùng, thông huyết, điều kinh. (Ảnh: Globalpeacelife)
Năm 1990 đã có nhiều thí nghiệm cho thấy nước sắc từ cây chó đẻ có tác dụng tăng cường lượng nước tiểu, ngăn chặn sự hình thành các tinh thể calcium oxalate (tinh thể tạo sỏi thận), giản cơ ống mật và vùng sinh dục tiết niệu, tăng tiết mật. Điều đó cho thấy hiệu quả bài mòn sỏi thận và bài tiết chúng ra ngoài.
1. Tác dụng trong chữa bệnh viêm gan siêu B
Dùng 30g cây chó đẻ, 12g sài hồ, 12g hạ khô tảo, 12g nhân trần và 8g chi từ gom thành 1 thang mang xao khô sắc nước uống trong ngày.
2. Trị viêm gan do virus
Dùng 20g chó đẻ đắng mang xao khô sắc nước 3 lần. Thêm vào 50g đường đun sôi tan, chia ra uống trong ngày 4 lần. Đi xét nghiệm nếu kết quả HBsAg (-) thì ngừng uống.
3. Điều trị xơ gan cổ trướng thể nặng
Dùng 100g chó đẻ đăng xao khô sắc nước 3 lần. Thêm vào 150g đường đun sôi tan, uống nhiều lần trong ngày cho đỡ đắng và duy trì 30 – 40 ngày. Chú ý đang trong liệu trình thì hạn chế muối và thức ăn giàu đạm như trứng, đậu phụ, cá, thịt,…
4. Chữa suy gan do nhiễm độc, sốt rét, ứ mật, sán lá, lỵ amip
Dùng 20g hiệp hạ châu đắng hoặc ngọt, 20g cam thảo đất mang xao khô sắc nước uống hằng ngày.
5. Điều trị eczema (bệnh chàm mãn tính)
Vò nát cây chó đẻ xát vào vùng bị chàm hay eczema, làm liên tục nhiều ngày sẽ khỏi.
6. Trị mụn nhọt độc
Vào mùa nóng trẻ em hay bị mụn nhọt độc, nhiều khi mưng mủ dễ gây nhiễm trùng hay phát sốt. Dùng cây chó đẻ rửa sạch giã nhỏ cùng muối, chế với nước sôi để nguội, có thể pha thêm đường để uống. Phần bã đắp vào vùng da bị mụn nhọt
7. Chữa bệnh sốt rét
Dùng 8g chó đẻ, 10g dây hà thủ ô, 10g thường sơn, 10g lá mãng cầu tươi, 10g dây gắm, 10g thảo quả, 4g dây cóc, 4g hạt cau (bình lang) và 4g ô mai. Tất cả sắc với 600ml nước đến khi còn 1/3, uống làm 2 lần trước 2 tiếng cơm sốt rét. Nếu không thấy hết sốt, lần sau cho thêm 10g sài hồ.
8. Chữa bệnh sỏi thận
Tại trường Đại học Y Paulists ở Sao Paulo Brazil vào năm 1990 đã thí nghiệm chữa bệnh sỏi thận thành công trên người và chuột sau 1 – 3 tháng cho uống trà chó đẻ.
Những lưu ý khi dùng cây chó đẻ
Lạm dụng cây chó đẻ gây mất cân bằng chức năng gan, mật,… từ đó rất dễ dẫn đến chai gan, xơ gan. (Ảnh: giameosausinhaz)
Mặc dù có nhiều tác dụng chữa bệnh tốt như vậy, nhưng chó đẻ vẫn có những phản ứng phụ vì vậy nhất định bạn cần đọc kĩ, cũng như tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng. Dưới đây là một số lưu ý chính:
1. Không được dùng nếu không mắc bệnh về gan mật
Đối với những người mắc các bệnh về gan hoặc mật thì việc sử dụng chó đẻ răng cưa hỗ trợ điều trị sẽ rất tốt. Tuy nhiên đây là loại cây chữa bệnh, không nên uống hàng ngày để phòng bệnh, vì với người bình thường rất dễ gây tổn thương, mất cân bằng chức năng gan, mật,.. từ đó rất dễ dẫn đến chai gan, xơ gan.
2. Không được sử dụng để sắc nước uống hàng ngày
Đây là loại cây chữa bệnh, không có tác dụng làm thuốc bổ vì vậy bạn không được tự ý sắc nước uống hằng ngày. Việc lạm dụng có nguy cơ làm phá vỡ hồng huyết cầu, từ đấy làm suy giảm hệ miễn dịch, hư hại chức năng gan.
3. Nguy cơ gây vô sinh
Có nhiều thông tin cho rằng uống nước cây chó đẻ làm co mạch máu và cơ trơn ở tử cung, từ đó dẫn tới vô sinh. Do có tính hàn nên gặp phải cơ thể quá hàn mà lạm dụng sẽ gây ảnh hưởng tới quá trình thu thai. Thế nhưng, cho tới thời điểm hiện tại vẫn chưa có công bố nào về tác dụng phụ này. Tuy nhiên, chị em phụ nữ chưa sinh hoặc đang ở độ tuổi sinh nở cũng cứ nên đề phòng không uống.
Nguồn: Dkn.tv
© 2024 | Tạp chí NƯỚC ĐỨC