Chỉ biết nói "Theo em nghĩ" hay "Nhưng mà" để bày tỏ ý kiến: 5 câu nói khiến bạn không thể thăng tiến, "trù dập" đời bạn mãi chỉ đi làm thuê

Mở miệng nhất quyết nói: "Theo em nghĩ..."; Không quyết đoán, chỉ biết nói "Vâng" hoặc "Dạ"...đây là những sai lầm tai hại nơi công sở khiến bạn đi làm 5 năm vẫn chỉ một người nhân viên "quèn".

Chỉ biết nói Theo em nghĩ hay Nhưng mà để bày tỏ ý kiến: 5 câu nói khiến bạn không thể thăng tiến, trù dập đời bạn mãi chỉ đi làm thuê - 0

Tại nơi làm việc, sức mạnh của ngôn từ thường vượt qua sự tưởng tượng của mọi người, đặc biệt là đối với những người làm công việc từ xa, ít có thời gian gặp gỡ nói chuyện với cấp trên. Chính vì vậy, khi trao đổi qua email, tin nhắn cần hết sức cẩn thận ngôn từ để tránh bị hiểu nhầm.

Bất kỳ ai ít nhiều đều có những lời nói cửa miệng. Tuy nhiên, nhiều câu nói mà khi sử dụng trong thời gian dài thường để lại ấn tượng không tốt cho cấp trên, làm giảm đi cơ hội thăng tiến. 

Dưới đây là 5 câu nói cửa miệng mà bạn cần luôn nhắc nhở mình để tránh gây cho người khác những ấn tượng cực kỳ không tốt về mình.

1. Mở miệng nhất quyết nói: "Theo em nghĩ..."

Khi mở miệng nói: "Theo em nghĩ", thì ý kiến dễ trở nên chủ quan, vấn đề đưa ra bàn luận sẽ trở nên độc đoán. Vì vậy, khi muốn biểu đạt ý kiến hay khi nói chuyện với đồng nghiệp nên tránh dùng quá nhiều "Theo tôi nghĩ..," để mở đầu câu chuyện. Thay vào đó nên dùng: "Theo kinh nghiệm của mình, mình cảm thấy…" sẽ khiến cho cách vào đề chở nên uyển chuyển hơn.

2. Mỗi lần tiếp lời đều nói: "Nhưng mà..."

Nhiều lúc, khi nhận được lệnh từ sếp, chúng ta thường có đôi chỗ chưa nắm rõ, và thường rất tự nhiên phản ứng, buột miệng nói ra hai từ "Nhưng mà". Tuy nhiên, hai từ này sẽ mang lại cảm giác rằng bạn đang nhìn nhận vấn đề một cách không được tích cực, khiến cho sự nghi vấn mà bạn dành cho vấn đề trở nên lộ rõ, rất dễ gây phản cảm cho cấp trên.

Nên khéo léo đưa ra nghi vấn, có thể nói như sau: "Em hiểu ý của sếp, tuy nhiên hình như vẫn có thể làm theo cách khác, không biết ý sếp thế nào ạ?"

Cách nói như vậy khiến cho vấn đề được nhìn nhận một cách tích cực, hơn nữa khiến sếp cảm thấy thoải mái, không nhất nhất áp đặt theo chỉ thị của mình mà sẽ chọn cách giải quyết phù hợp cho vấn đề. 

Sử dụng câu hỏi mở để khiến sếp nghe thử ý kiến của mình, đưa ra sự so sánh ưu nhược điểm cho hai cách giải quyết một vấn đề. 

Việc dùng câu phủ định "Tuy nhiên" sẽ khiến sếp cảm thấy bản thân không được tôn trọng, và như vậy sẽ mất đi một cơ hội nghe thêm cách giải quyết vấn đề khác từ bạn.

Chỉ biết nói Theo em nghĩ hay Nhưng mà để bày tỏ ý kiến: 5 câu nói khiến bạn không thể thăng tiến, trù dập đời bạn mãi chỉ đi làm thuê - 1

3. Không quyết đoán, chỉ biết nói "Vâng" hoặc "Dạ"

Thường nói "vâng", "dạ" sẽ khiến nhận được nhiều cơ hội hơn trong công việc? Hay là sếp sẽ ghi nhận sự nỗ lực trong công việc của bạn hơn? Trên thực tế, đối với công việc lúc nào cũng chỉ biết " vâng", "dạ" ngược lại sẽ mang lại cho bạn cực kỳ nhiều áp lực, làm giảm đi chất lượng công việc. 

Đương nhiên việc gì cũng nhận làm được sẽ để lại ấn tượng tốt cho cấp trên và đồng nghiệp, nhưng nếu tình trạng này diễn ra trong thời gian dài, sẽ khiến khối lượng công việc dồn lại, trở nên hỗ loạn và bạn cũng không thể đảm bảo chất lượng công việc được hoàn thành một cách tốt nhất.

4. Việc lớn việc nhỏ đều chỉ biết nói: "Xin lỗi"

Trong quá trình giải quyết công việc chắc chắn không thể tránh khỏi sơ suất, đương nhiên nhiều khi cần nói lời "Xin lỗi". Tuy nhiên quan trọng nhất vẫn là biết cách sửa chữa. 

Đừng có chỉ biết nói "Xin lỗi" mà nên sau khi "Xin lỗi" bổ sung thêm sự sửa chữa, khắc phục sự việc của bản thân, để sếp thấy mình không phải là người vô trách nhiệm mà thật sự muốn giải quyết được vấn đề. Có như vậy thì lời xin lỗi của bạn mới thực sự phát huy giá trị.

Ngoài ra, nhiều người thường có thói quen nói "Xin lỗi" trước khi đưa ra ý kiến của mình, cách nói như vậy vô hình chung đã khiến bạn hạ thấp địa vị của bản thân, khiến cho bạn mất đi sự tự tin khi biểu đạt, vấn đề vì vậy mà trở nên bị sao nhãng, do đó nên tránh. 

Lời xin lỗi chân thành đương nhiên cần có, nhưng cần phải biết đưa ra đúng thời điểm mới phát huy được hiệu quả.

5. Vừa nhận lệnh liền nói: "Đó không phải là việc của em"

Trong quá trình làm việc, nhiều khi không thể tránh khỏi việc cấp trên giao nhiệm vụ không thuộc phạm vi công việc của mình, bản thân lại không biết giải quyết tình huống lúng túng này thế nào. 

Đối mặt tình huống như vậy, nhất quyết không được nói: "Đó không phải là công việc của em" vì như vậy sẽ khiến cấp trên cho rằng bạn chỉ biết đùn đẩy trách nhiệm.

Có thể giải quyết bằng cách trả lời như sau: "Vấn đề chuyên môn này em không giỏi lắm, sợ một mình giải quyết không mang lại hiệu quả, nhưng em biết anh (chị) XXX khá giỏi về lĩnh vực này, em có thể nhờ anh/chị ấy giúp đỡ được không ạ?"

Cách trả lời như vậy không chỉ tránh được việc bạn bị nhận định là đùn đẩy trách nhiệm mà còn khéo léo nhắc cấp trên người thực sự nên đảm nhận giải quyết vấn đề này là ai. 

Quan trọng hơn, bạn vừa có thể biểu đạt được thành ý của bản thân, vừa thể hiện cho sếp thấy bạn nắm bắt được môi trường nơi mình làm việc khá rõ ràng. Điều này vô hình trung đã giúp bạn ghi điểm trong mắt lãnh đạo rồi đó.

Theo Trí Thức Trẻ


© 2024 | Tạp chí NƯỚC ĐỨC



 

Bài liên quan