Mình đọc báo xong, chỉ cười nhạt, ngán ngẩm cho sự ngộ nhận kệch cỡm của anh ta.
Nhưng hôm nay thấy báo Lao Động giật tít “Nói Thẳng: Tại sao ngày càng nhiều người trong giới tinh hoa vướng lao lý”?
Thì không thể im lặng, vì đây là tờ báo lớn, cơ quan tuyên truyền của nhà nước mà nhà báo, toà soạn đếch hiểu gì về giới tinh hoa, quý tộc và ngộ nhận gán ghép nó cho bọn đầu trộm, đuôi cướp, cơ hội phải nói là hạ đẳng của xã hội. Vậy tinh hoa, quý tộc là gì?
Tầng lớp quý tộc trong mắt người phương Đông là những gia đình giàu có, có mối liên hệ với hoàng gia (hoàng thân quốc thích), hay tầng lớp có huyết thống cận vua chúa, có nhiều ưu đãi so với dân thường.
Đó là những định kiến mà sách vở, phim ảnh mang lại cho chúng ta về tầng lớp quý tộc này. Khi nói đến giới quý tộc Anh chúng ta hay liên tưởng đến những nhân vật có cuộc sống xa hoa với kẻ hầu người hạ?
Ngày nay, giới nhà giàu mới nổi Trung Quốc, Việt Nam thậm chí còn gửi con cái theo học ở các trường dành cho quý tộc ở Anh Quốc với hi vọng chúng sẽ thành tinh hoa, quý tộc. Nhưng họ sớm phát hiện ra nhận định của họ về giới quý tộc Anh không như họ nghĩ.
Tại trường nội trú Eden nổi tiếng của nước Anh. Học trò phải ngủ trên những tấm phản cứng, ăn uống đạm bạc và chịu sự giáo dục vô cùng nghiêm khắc.
Eton College là ngôi trường xây dựng từ thế kỷ 15, chuyên đào tạo con em dòng dõi Hoàng Gia, quý tộc, nhưng ngày nay đã mở rộng ra đại chúng. Vậy nhưng để theo học ở đây chỉ tiền thôi là chưa đủ. Quy trình tuyển chọn rất gắt gao. Mỗi năm chỉ tuyển 250 người trong hàng vạn đơn xin ứng tuyển dù học phí hàng năm là 46.400 USD. Đó là còn chưa kể các chi phí cho các tập huấn ngoại khoá, dạ hội, dạ tiệc.
Sở dĩ nó có chi phí đắt đỏ như vậy bởi người châu Âu không chỉ tôn thờ giá trị quý tộc với sự xa hoa, giàu sang mà đó còn là tinh thần tiên phong hướng về giá trị hạt nhân với Vinh Dự, Trách Nhiệm, Dũng Khí và Kỷ Luật.
Những trường học theo kiểu quý tộc thường dạy theo kiểu quân sự hoá nghiêm khắc và gian khổ. Mục đích là để rèn luyện tinh thần kỷ luật và ý thức hợp tác. Quý tộc là phải có khả năng tự kiềm chế, có tinh thần mạnh mẽ. Tinh thần này cần được bồi dưỡng từ thuở nhỏ.
Một trong những cái tên nổi trội của trường Eden là tướng Wellington.
Người đã gieo rắc nỗi sợ hãi cho hoàng đế Napoleon của Pháp. Trước trận chiến sinh tử với Napoleon, khi đó bất chấp hoả lực nguy hiểm, tướng Wellington vẫn xông lên để theo dõi đối thủ. Người trợ lý khuyên ông nên quay trở về vì quá nguy hiểm. Nhưng Wellington cứ đứng như bất động. Viên trợ lý liền hỏi: -Ngài có nhắn nhủ gì nếu chẳng may ngài tử trận? Wellington vẫn không quay lại mà đáp: -Nhắn với mọi người là trăn trối của ta, giống như ta đang đứng ở đây.
Cuộc sống quý tộc giống như đa số mọi người hiện nay vẫn nghĩ là sống trong nhung lụa, có kẻ hầu người hạ, chỉ tay năm ngón ra lệnh tuỳ tiện, mua xe Bentley, Rolls &Royce, có máy bay riêng, sống trong biệt phủ ... đi đánh golf. Thực tế, đây không phải tinh thần quý tộc, mà chỉ là thứ tinh thần của giới nhà giàu mới nổi. Đa số người ta thường đánh đồng giữa phú và quý.
Thực tế, hai khái niệm này thuộc hai cảnh giới khác nhau. Phú là chỉ vật chất, quý là chỉ tinh thần. Trong tinh thần quý tộc phải khắc ghi ý thức kỷ luật. Phải khắc ghi, dâng hiến bản thân phụng sự Tổ Quốc mới là hàng đầu.
Hoàng tử Harry và hoàng tử William của nước Anh là điển hình cho tinh thần này. Hoàng gia Anh đã gửi họ vào học ở học viện quân sự. Sau khi tốt nghiệp, hoàng tử Harry bị đưa tới tiền tuyến ở Afghanicstan. Không phải vì hoàng gia Anh không ý thức được vai trò quan trọng của hoàng tử cũng như rủi ro nơi chiến trường. Nhưng họ cũng không quyên rằng tinh thần thiêng liêng phục vụ quốc gia mới là tinh thần thiêng liêng của người quý tộc.
Vua Edward VIII khi đi thị sát trong một khu nhà ổ chuột ở London trong thế chiến 2. Đứng trước một căn nhà xiêu vẹo ông cất tiếng hỏi bà cụ bên trong:
-Xin hỏi, tôi có thể vào trong nhà được không?
Có thể thấy, tinh thần tôn trọng người khác, cho dù người đó sống ở tầng đáy của xã hội chính là tinh thần cao quý. Và trong thời gian này, con gái vua Edward VIII sau này là Nữ Hoàng Anh Elizabeth cũng làm thợ máy, kiêm tài xế phục vụ trong chiến tranh.
Ngày 21/01/1793 tại quảng trường ở Paris, hoàng hậu Marie Antoinetle khi lên đoạn đầu đài vô tình dẫm phải chân một đao phủ, bà còn nói: “Tôi xin lỗi thưa ông”! Trước đó người chồng của bà là Vua Louis XVI khi bị hành quyết cũng đã bình thản nói với đao phủ mặt đang sát khí đằng rằng:
-“Tôi chết trong sạch, tôi tha thứ cho kẻ thù của tôi. Hi vọng máu của tôi sẽ làm xoa dịu cơn thịnh nộ của đám đông”.
Hai trăm năm sau, tổng thống Pháp là Francois Mitterand nói rằng Vua Louis XVI là người tốt. Cái chết của ông là một bi kịch. Ngày 28/10/1910 có một ông cụ 83 tuổi bỏ hết tài sản và trang viên rộng lớn chia cho người nghèo rồi lang thang như một người vô gia cư và chết ở một bến xe.
Đó chính là nhà văn lừng lẫy Lev Tolstoy.
Nhiều năm sau, nhà văn người Áo là Stefan Zweig đã nói: -“Kết thúc cuộc đời như thế chính là sự vĩ đại của ông ấy. Nếu không như thế thì Lev Tolstoy không thuộc về nhân loại như hiện nay”! Cho dù số phận, kết thúc cuộc đời mỗi nhân vật kể trên, mỗi người một khác. Nhưng họ có mang một điểm chung, đó là thân phận và tinh thần quý tộc.
Xã hội phương Tây cho đến cuối thế kỷ 18 vẫn là cho do giới quý tộc làm chủ.
Nhưng dẫu giai đoạn đó qua đi thì giới tinh hoa vẫn giữ được tinh thần quý tộc. Trong cuộc nội chiến Mỹ, đứng đầu phe miền nam là tướng Robert Lee đã khước từ lời đề nghị ẩn quân vào dân chúng để tiến hành chiến tranh du kích khi quân đội miền nam thất thế.
Ông nói: -“Chiến tranh là nghiệp của người lính, là nhiệm vụ của chúng ta. Không được đẩy trách nhiệm vào người dân vô tội.
Cho dù là tướng bại trận cũng không được làm cách này. Nếu phải đổi tính mạng để mang lại bình an cho bách tính miền nam thì có là tội phạm chiến tranh và bị hành quyết vẫn còn hơn”! Đó là tinh thần của giới tinh hoa, quý tộc châu Âu được lưu giữ.
Lê Huỳnh Phương Thảo
© 2025 | Tạp chí NƯỚC ĐỨC