Cuốn “Thái Căn Đàm” do Hồng Ứng Minh thời nhà Minh viết, lưu truyền cho con cháu đời sau đã gần 400 năm. Cuốn sách không chỉ được văn nhân các triều đại trong lịch sử ca ngợi, mà nhân dân cũng rất mực tôn sùng, lưu danh muôn đời.
Nội dung chủ yếu của cuốn sách này là những lĩnh hội và thể ngộ sâu sắc của Hồng Ứng Minh về muôn chuyện trên cõi thế nhân. Ông đã đề cập tới những phương diện như khuyến thiện, lập chí, xử thế và tu dưỡng, ngôn từ được gọt giũa, ý vị sâu xa. Đây là một tác phẩm kinh điển về tu thân dưỡng tính rất chí lý trong văn hóa truyền thống Á Đông. Người đời sau đều được thọ ích sâu sắc từ những quan điểm này của ông.
1. Sự bất tha: Làm việc không nên lần lữa
Hồi nhỏ chúng ta đều có rất nhiều mộng tưởng. Nhưng biết bao nhiêu giấc mơ ấy cứ bị lần nữa, hết lần này tới lần khác, cuối cùng đều thành dang dở?
Trong “Thái Căn Đàm” có một câu như sau: “Đời người chỉ như hạt gạo trong kho, như tia chớp vụt qua trước mắt, như cây gỗ mục bên bờ vực thẳm, như một con sóng giữa biển khơi. Nếu biết điều này sao lại không thấy bi ai? Sao lại không thấy hạnh phúc? Làm thế nào mới có thể không phá bỏ mà cứ ôm giữ nỗi lo ham sống của con người? Làm thế nào mới có thể không lưu lại nỗi nhục sống một cách hoang phí?”
Đoạn này đại ý là đời người quá ngắn ngủi. Nếu biết được điểm này thì con người sẽ không phải hối tiếc vì lãng phí thời gian quý giá của mình.
Mọi người thường quen với việc cứ lần nữa, hết lần này tới lần khác, trước khi hành động thường muốn hưởng thụ một chút an nhàn sau chót. Nhưng hễ nghỉ ngơi thì lại không dứt ra được, cứ muốn tiếp tục hưởng thụ mãi như vậy. Cuối cùng thì sự lần nữa này sẽ trực tiếp khiến hành động này thất bại.
Tăng Quốc Phiên từng nói: “Người tài trong thiên hạ xưa nay, đều bại chỉ bởi một chữ Kiêu. Những người thường trong thiên hạ xưa nay, đều bại chỉ bởi một chữ Nhác”.
Lười biếng là bản tính của nhiều người, chỉ cần chúng ta nỗ lực khắc phục là được. Nhưng người có thể hoàn toàn khắc chế được tính lười nhác rốt cuộc vẫn chỉ là thiểu số. Vậy nên Tăng Quôc Phiên mới nói : “Người tài trong thiên hạ xưa nay, đều bại chỉ bởi một chữ Kiêu. Những người thường trong thiên hạ xưa nay, đều bại chỉ bởi một chữ Nhác”.
“Người tài” được nhắc đến ở đây là chỉ những người có tư chất thông minh. “Người thường” là chỉ những người bình thường như chúng ta.
Tăng Quốc Phiên là một điển hình của việc lập chí tu thân dưỡng tính, ông đã khắc phục tính lười nhác của mình thông qua 2 việc: 1 là viết nhật ký, 2 là dậy sớm.
Do vậy, Tăng Quốc Phiên đã rất nỗ lực. Trong khoảng thời gian ông quyết tâm dậy sớm này, khi thì ông dậy sớm, lúc lại vẫn dậy muộn. Ông cứ sửa rồi lại phạm lỗi, phạm lỗi rồi lại sửa như vậy. Nhưng cuối cùng số ngày ông có thể dậy sớm trong sổ nhật ký vẫn nhiều hơn.
Khắc phục tính lười nhác của mình thông qua 2 việc: 1 là viết nhật ký, 2 là dậy sớm. Ảnh (dukang.com)
Người thành công là người lập tức hành động. Chỉ khi lập tức hành động mới có thể dành ra được nhiều thời gian hơn người khác, nắm bắt được cơ hội hơn người khác.
Có câu nói rằng: “Những năm tháng tuổi trẻ khó quay lại, một ngày khó có hai buổi sáng, hãy khích lệ đúng lúc bởi tháng năm chẳng đợi người”. Cứ lần lữa hết lần này tới lần khác thì thứ bị hao mòn chính là sinh mệnh của bản thân mình. Tới già hối tiếc thời gian đời người thấm thoắt thoi đưa thì cũng đã muộn, chi bằng hãy nỗ lực ngay từ bây giờ.
Người thành công là người lập tức hành động, chỉ có hành động tức khắc mới có thể nắm bắt thời cơ trước người khác.
2. Họa bất đa: Lời không nên nói nhiều
Trong “Thái Căn Đàm” có nói rằng: “Người có đức thì kiệm lời, người hấp tấp thường lắm lời”.
Người có đạo đức tự biết mình hành thiện không đủ, nên nếu không phải trường hợp bất đắc dĩ thì họ cũng không mở miệng. Người hấp tấp, nóng vội muốn khoe khoang nên nói rất nhiều. Có câu “Họa từ miệng mà ra”, vậy nên những gì nên nói thì mới nói, những gì không nên nói thì nhất thiết không được nói. Nếu không tai họa sẽ giáng xuống đầu lúc nào không hay.
Mặc Tử từng trả lời học trò Tử Cầm của mình rằng: Cứ nói huyên thuyên thì có ích gì? Chỉ như con ếch ngày ngày kêu trong đầm nước, khiến miệng lưỡi đều khô cong, nhưng chẳng ai nhòm ngó tới nó. Nhưng gà trống chỉ gáy 2, 3 tiếng khi trời rạng sáng. Mọi người nghe thấy gà gáy đã biết trời sắp sáng, nên đều chú ý tới nó.
Dạy trẻ “Người có đức thì kiệm lời, người hấp tấp thường lắm lời”. Ảnh (thefamouspeople.com)
Trong cuộc sống, những kiến giải tinh túy thâm sâu mới được mọi người đón nhận, huênh hoang khoác lác cả ngày chỉ khiến người đời càng thêm ghét bỏ. Thực tiễn chứng minh rằng, trong lời có vật truyền tải. Nắm vững một cách chính xác chừng mực của lời nói mới có thể tăng thêm sức cuốn hút cho bản thân mình, từ đó giành được nhiều cơ hội thành công hơn.
Nắm vững một cách chính xác chừng mực của lời nói mới có thể tăng thêm sức cuốn hút cho bản thân mình, từ đó giành được nhiều cơ hội thành công hơn
3. Nhân bất tác: Làm người chớ khoa trương
Một người khiêm tốn quá mức gọi là “tác” mà luôn khoa trương quá trớn cũng gọi là “tác”.
Ngưu Nhị trong “Thủy Hử” đã để lại một câu nổi tiếng trước khi chết rằng: “Hãy đến đây, nếu là hảo hán hãy cho ta một đao!”. Sau đó liền bị Dương Chí chém chết. Đây gọi là bất tác bất tử (không khiêu khích thì không bị chết).
“Tác” nghĩa là không chịu yên phận
Sau khi Yến Vương Chu Lệ đăng cơ, lấy niên hiệu là Vĩnh Lạc. Trong số con trai của Chu Lệ có 2 người có hy vọng được thừa kế vương vị nhất. Con trai trưởng Chu Cao Sí chỉ là một người với vẻ ngoài béo yếu ớt nhiều bệnh, nhưng tâm địa nhân hậu. Con trai thứ là Chu Cao Hú võ dũng hơn người. Ông đã từng lập chiến công trong chiến dịch bình định phiến loạn Tĩnh Nạn, vốn rất được vua Chu Lệ sùng ái. Nhưng người này lại quá ngạo mạn hống hách. Cuối cùng thì Chu Lệ đã trao lại quyền hành cho con trai trưởng là Chu Cao Sí. Chu Cao Hú được phong làm Hán Vương.
Nhưng Chu Cao Hú lại không hề an phận, đất mà phụ vương Chu Lệ tấn phong cho ông, ông không chịu đi, mà cứ ở lỳ tại Nam Kinh. Thậm chí tự mình tự so mình với Đường Thái Tông, dung túng cho thuộc hạ làm chuyện thị phi, ngấm ngầm chiêu mộ binh mã, không chịu an phận vương của mình.
Sau khi Chu Cao Sí qua đời, Chu Cao Hú đã âm mưu làm phản, nhưng thất bại và bị nhốt vào ngục. Nhưng y vẫn không an phận, Tân hoàng đế tới gặp ông, ông lại chòng dây khiến hoàng đế ngã dập đầu. Hoàng đế hạ lệnh khóa ông vào một cái đỉnh đồng, ông vẫn nhấc đỉnh lên mà đập tán loạn. Cuối cùng hoàng đế phóng hỏa bên ngoài cái đỉnh, thiêu sống ông.
“Tác” là ngông cuồng thách thức
“Tác” là không chịu yên phận, thách thức một cách ngông cuồng, không biết tự lượng sức mình, hậu quả thường không thể ngờ được.
Năm 310 TCN, Tần Huệ Văn Vương qua đời, Tần Vũ Vương kế vị. Tần Vũ Vương thiên bẩm đã có thần lực, từ nhỏ dáng vóc cao lớn, khỏe mạnh, võ dũng hiếu chiến, thích so tài với người khác. Đại lực sỹ Nhậm Bỉ, Ô Hoạch, Mạnh Bôn do vậy đều rất được trọng dụng.
Năm 307 TCN, Tần Vũ Vương đi tuần ấp Đô Lạc, và thách đấu nhấc đỉnh đồng với hai đấu sĩ Ô Hoạch, Mạnh Bôn. Kết quả là hai mắt ông chảy máu, xương cẳng chân bị gãy. Ngay tối hôm đó, Tần Vũ Vương qua đời vì mất quá nhiều máu. Ông tắt thở khi chỉ mới 23 tuổi.
Một người khi hành sự biết thuận theo tự nhiên, ngay chính thì được bình an. Làm việc biết yên phận và tự lượng sức mình mà không thái quá thì cũng không có gì phải lo lắng. Không giả dối, không huênh hoang, sống thực với bản tính của mình, có thể nắm bắt được chừng mực cũng không phải là chuyện dễ dàng.
Nhân bất tác: Làm người chớ khoa trương. Ảnh (theepochtimes.com)
Cho nên Khổng Tử phải cảm thán mà rằng: “Trung dung chi vi đức đã, kỳ chí hỹ hồ, dân tiên cửu hĩ”. Trung dung là đạo đức cao thượng. Những người làm được điều này xưa nay hiếm. Nguyên nhân chính là chữ “độ” rất khó nắm bắt trong đạo Trung Dung.
Trong “Thái Căn Đàm” có giảng rằng: “Văn chương khi làm được đến cực điểm thì sẽ không còn sự kỳ lạ gì nữa, mà chỉ là vừa đủ. Nhân phẩm làm được tới cực điểm thì sẽ không có sự khác biệt với người khác, mà chỉ là bản sắc tự nhiên”.
Đại ý nói rằng, một bài văn hay hoàn toàn không phải là dùng những ngôn từ hoa lệ, hay cách hành văn tuyệt hảo nào cả, mà chỉ là miêu tả sự vật đó ở mức vừa đủ mà thôi. Làm người muốn đạt được cảnh giới cao nhất, cũng không có cách nào khác, chỉ là sống theo đúng bản tính của người ấy, không giả dối, không khoa trương và luôn giữ được sự bình hòa.
Theo NTDTV
Nhã Văn biên dịch
© 2024 | Tạp chí NƯỚC ĐỨC