Nhiều bệnh nhân tiểu đường tuýp 2 thường không hề biết họ bị mắc bệnh cho đến khi có kết quả xét nghiệm máu mới biết được lượng đường trong máu không ổn định. Vấn đề nhỏ càng ngày càng tích tụ thành mối nguy hiểm lớn đe dọa đến sức khỏe của người bệnh.
Và như Giám đốc Viện lâm sàng tiểu đường Mount Sinai (Mỹ), Ronal Tamler nói hầu hết rất khó để nhận biết triệu chứng sớm của bệnh tiểu đường.
Nhưng nói vậy không có nghĩa là không có những dấu hiệu sớm của bệnh tiểu đường. Một số dấu hiệu nhỏ điển hình của bệnh như háo nước, đi tiểu nhiều, tăng hoặc giảm cân đột ngột… Ngoài ra, còn có 5 biểu hiện lạ sau đây nhất định bạn phải lưu ý đến nguy cơ mắc bệnh tiểu đường:
1. Nhiễm trùng hoặc viêm nướu
Theo một nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí BMJ Open Diabets Research & Care, nướu răng còn có thể là một dấu hiệu sớm của bệnh tiểu đường tuýp 2. Nghiên cứu cho thấy, người bị bệnh nướu răng, nhất là những người bị nặng, thường có tỉ lệ mắc bệnh tiểu đường cao hơn so với người bình thường.
Tiến sĩ Tamler cho biết mối quan hệ giữa hai căn bệnh này khá chặt chẽ. Nướu răng gây ra viêm và sự viêm này cũng liên quan đến yếu tố gây ra tiểu đường.
2. Thay đổi màu da
Tiến sĩ Tamler nói trước khi bệnh tiểu đường xuất hiện, vùng da phía sau cổ sẽ bị sậm màu, gọi là triệu chứng gai đen (acanthosis nigricans). Đây là dấu hiệu của sự đề kháng insulin. Phần nội tiết tố mà cơ thể sử dụng để điều chỉnh lượng glucose trong máu sẽ mất đi sự nhạy cảm, dẫn đến bệnh tiểu đường.
Trong một số trường hợp hiếm hoi, bệnh gai đen có thể do bệnh ung thư buồng trứng, rối loạn hooc-môn hoặc tuyến giáp hay ung thư gây ra. Một số sản phẩm dược phẩm như thuốc tránh thai và corticosteroid cũng có thể là nguyên nhân gây ra triệu chứng này.
3. Bàn chân nhạy cảm
Khoảng 10-20% những người được chẩn đoán là mắc bệnh tiểu đường cũng bị ảnh hưởng đến thần kinh khá nhiều. Trong giái đoạn đầu, tiến sĩ Tamler nói rằng bàn chân sẽ có cảm giác như có một luồng điện chạy dọc, sau đó chân sẽ tê liệt khá nhiều và trở nên nhạy cảm hơn.
Nhưng tất nhiên, việc đi giày cao gót hoặc đứng quá lâu cũng gây ra cảm giác ấy. Nhưng cũng không ngoại trừ một khả năng nguy hiểm hơn đó là bệnh đa xơ cứng. Vì thế nếu gặp phải triệu chứng này kéo dài, hãy đến gặp bác sĩ nhanh nhất có thể để được tư vấn về bệnh tình.
4. Thị giác, thính giác suy giảm
Nồng độ đường trong máu tăng sẽ có thể làm tổn thương võng mạc, làm dao động mức dịch quanh mắt, gây ra tình trạng mờ mắt, suy giảm tầm nhìn. Khi lượng đường trong máu quay trở về bình thường, thị lực sẽ được phục hồi. Nhưng nếu bệnh tiểu đường không được kiểm soát chặt chẽ thì ảnh hưởng nó gây ra cho mắt có thể sẽ tồn tại vĩnh viễn.
(Ảnh minh họa)
Tương tự như vậy, lượng đường trong máu cũng có thể ảnh hưởng đến các tế bào thần kinh trong vùng tai và gây ra chứng suy giảm thính giác.
5. Ngủ quá lâu
Trông một cuộc khảo sát khoa học được trình bày trong cuộc họp thường niên của Hiệp hội Nghiên cứu Bệnh tật Châu Âu vào năm 2016 cho thấy, những người ngủ ngày trong hơn một tiếng đồng hồ có thể bị mắc bệnh tiểu đường tuýp 2. Tỉ lệ những trường hợp này có thể nhiều hơn 45% so với những ngủ ít hơn hoặc không ngủ ngày.
Các nhà nghiên cứu cho rằng việc chợp mắt một lúc vào ban ngày có thể không đủ khả năng gây ra bệnh tiểu đường nhưng nếu ngủ ngày quá dài thì đó có thể là dấu hiệu cảnh báo về những vấn đề như thiếu ngủ, trầm cảm, ngưng thở khi ngủ,… và nhất là những điều kiện này sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường!
© 2024 | Tạp chí NƯỚC ĐỨC