Không “vũ trang hoá” các cơ quan quyền lực

Không “vũ trang hoá” các cơ quan quyền lực

Danh sách đại tướng, thượng tướng, trung tướng, thiếu tướng của Việt Nam mỗi ngày một kéo dài. Nhưng vấn đề không chỉ là kéo dài danh sách tướng. Mà điều quan hơn là chất lượng của tướng. Chất lượng tướng lẫn lộn.

1 Khong Vu Trang Hoa Cac Co Quan Quyen Luc

1. DÂN SỰ HOÁ VỊ TRÍ BỘ TRƯỞNG

Bộ trưởng Bộ quốc phòng (BTBQP) của đa số các quốc gia (ngoại trừ Việt Nam, Trung Quốc, Triều Tiên và một số nước khác) không đeo quân hàm quân đội. Bởi BTBQP là thành viên chính phủ. Chính phủ thay đổi thì thành viên chính phủ thay đổi. Nhiều nước như Đức, Nhật, Pháp có các BTBQP là phụ nữ.

Ở nước CHXHCN Việt Nam, cứ giữ chức vụ BTBQP và Bộ trưởng Bộ công an (BTBCA) là nghiễm nhiên thành đại tướng. Cho nên, sẽ có trường hợp, chưa ngày nào được đào tạo trong quân đội hay công an mà khi bổ nhiệm giữ chức vụ BTBQP hay BTBCA, thì nghiễm nhiên được phong hàm đại tướng. BTBQP và BTBCA các nước không mang quân hàm là bởi vậy. Hệ quả là Việt Nam có rất nhiều đại tướng.

2. CHẤT LƯỢNG VÀ TAI HOẠ

Danh sách đại tướng, thượng tướng, trung tướng, thiếu tướng của Việt Nam mỗi ngày một kéo dài. Nhiều trường hợp phong lên tướng bậc cao hơn rồi nghỉ hưu.

Nhưng vấn đề không chỉ là kéo dài danh sách tướng. Mà điều quan hơn là chất lượng của tướng. Chất lượng tướng lẫn lộn. Dẫn đến các trường hợp, cấp cao kém hơp cấp thấp, tướng kém hơn tá. Trong thời bình, không xây dựng được quân đội và công an tinh nhuệ. Khi chiến tranh xẩy ra, không tránh khỏi hoạ lớn.

3. KHÔNG “VŨ TRANG HOÁ” CÁC CƠ QUAN QUYỀN LỰC

Một lực lượng vũ trang trong thời bình mà có nhiều tướng thì tướng không giỏi. Một xã hội mà mỗi ngày quân đội và công an đông hơn là một xã hội không mong muốn. Quốc hội cần nhiều nghị sĩ giỏi, chứ không cần nhiều tướng lĩnh.

Từ năm 1997 (Đại hội 15 ĐCS Trung Quốc) Trung Quốc không có tướng nằm trong bộ 7 quyền lực: ‘Thường trực bộ chính trị’. Trung Quốc đã tách ảnh hưởng của quân đội và công an khỏi bộ máy quyền lực. Viện đến Trung Quốc là vì sự giống nhau về thể chế.

Làm việc ở vị trí nào thì hưởng lương theo vị trí đó.

Giữ chức Phó chủ tịch Quốc hội (PCTQH) thì hưởng lương PCTQH, bất chấp trước đó là đại tướng, hay thứ dân. Không thể mang mức lương trong quá khứ cho vị trí mới. Càng không đặt ra quy định PCTQH mà người từ BQP hay BCA thì phải là đại tướng để thăng cấp, thêm sao.

Một lực lượng vũ trang trong thời bình mà có nhiều tướng thì tướng không giỏi. Một xã hội mà mỗi ngày quân đội và công an đông hơn là một xã hội không mong muốn. Quốc hội cần nhiều nghị sĩ giỏi, chứ không cần nhiều tướng lĩnh.

TS Nguyễn Ngọc Chu


© 2025 | Tạp chí NƯỚC ĐỨC



 

Bài liên quan