Trong hình là ông Chung Ju Yong, cố chủ tịch và là người sáng lập ra tập đoàn Hyundai.
Ông xuất thân từ lao công, sau chuyển qua công nhân xây dựng, phụ bán cửa hàng gạo rồi tiến lên bằng bàn tay và khối óc thông minh tuyệt đỉnh của mình để trở thành 1 trong các chủ tập đoàn hàng đầu thế giới của Hàn.
Năm 1975, Hàn là quốc gia nợ nần chồng chất, ở trong nước rất khó khăn về việc làm cho người lao động. Khi đó công ty của ông đi đấu thầu tại Saudi Arabia với dự án xây dựng cảng biển Dubai, mà các đối thủ cạnh tranh là Mỹ, Anh, Tây Đức và Hà Lan.
Để thắng thầu, ngoài kinh nghiệm và sự nhiệt tình của một tập đoàn non trẻ, ông Chung giảm giá thầu từ 1,2 tỷ usd xuống 870 tr usd. Vì ông đoán sẽ không có đối thủ nào của ông chịu làm dự án này với giá dưới 1 tỷ usd. Môt ưu thế khác là Hyundai giảm thời gian xây dựng dự án từ 52 tháng xuống chỉ còn 44 tháng mà không kèm theo bất cứ điều kiện gì.
Tuy nhiên khi giao cho một người Phó giám đốc dự án là Chon Kap Won, ông này thấy giá rẻ quá, nên tự ý tăng lên trước khi bỏ thầu thành 931,140 tr usd.
Vào ngày báo kết quả thầu, cả bộ sậu của tập đoàn Hyundai ai ai cũng lo lắng vô cùng. Mà người lo lắng nhất là ông Chon Kap Won, người đã liều làm một việc không biết sẽ đưa dự án tới đâu.
Họ chờ mãi, chờ mãi từ sáng cho tới chiều thì có tin báo. Rốt cuộc Hyundai thắng thầu.
Ông Chon Kap Won đã thoát nạn. Người PGĐ kiên cường tự ý nâng giá lên 60 tr usd đó âm thầm dự tính nếu thua thầu vì giá ông nâng lên thì đã quyết sẽ nhảy xuống vịnh biển ở Dubai để tự hại, chịu trách nhiệm cho cái sai của mình.
Chỉ bằng sự nỗ lực kinh khủng này, Hyundai mang về cho Hàn quốc doanh số 931,240 tr usd. Mà đó là số tiền lúc đó góp phần quan trọng cứu cả quốc gia thoát khỏi cơn nợ nần chồng chất. GDP khi đó của cả nước Hàn mới chỉ đạt 21,78 tỷ usd, tới 2022 là 1910 tỷ usd.
Nếu ở đâu cũng có những con người dám làm và dám chiến đấu sống còn vì lợi ích quốc gia như ông Chung và rất nhiều nhân viên thuộc quyền thì đất nước mới mau cường thịnh.
Làm thật ăn thật chứ không phải chỉ dùng mánh mung mà có thể qua mặt và lừa bịp người khác.
Niềm tự hào dân tộc
Mặc dù giàu có nhưng Chung Ju Yung sống rất tiết kiệm, ngay cả gia đình ông cũng chi tiêu hợp lý chứ không phung phí. Gia tộc Hyundai đến ngày nay vẫn có thói quen ghi lại các khoản chi tiêu hàng ngày, một điều hiếm trong số các Chaebol Hàn Quốc.
Bản thân Chung Ju Yung cũng chưa bao giờ trách cứ thân phận nông dân nghèo gian khó, thay vào đó ông cảm ơn số phận đã cho ông nghị lực để tiến về phía trước. Nhà sáng lập Hyundai cho rằng người thành công hay thất bại khác nhau ở quá trình nỗ lực và cách nhìn nhận kết quả chứ không phải do xuất phát điểm.
Năm 1998, Chung Ju Yung là công dân Hàn Quốc đầu tiên bước qua biên giới với Triều Tiên mà không có quân đội đi kèm. Trước khi mất vào ngày 21/3/2001, Chung Ju Yung đã được Nữ hoàng Anh Elizabeth đệ nhị, chính phủ Trung Quốc tặng huy chương. Mặc dù không được học hành đầy đủ nhưng trước đó vào năm 1982, Chung Ju Yung là người đầu tiên không phải công dân Mỹ được nhận bằng tiến sỹ danh dự về quản trị của trường đại học George Washington.
Đối với người dân Hàn Quốc, Chung Ju Yung là huyền thoại khởi nghiệp và là niềm tự hào của dân tộc.
© 2025 | Tạp chí NƯỚC ĐỨC