‘Made in Germany’ từng bị gắn liền với hàng nhái và cú ngoặt khiến hàng Đức có thể dùng được cả trăm năm

‘Made in Germany’ từng bị gắn liền với hàng nhái và cú ngoặt khiến hàng Đức có thể dùng được cả trăm năm

Ít ai biết rằng, dòng chữ Made in Germany từng để đánh dấu “hàng nhái, hàng kém chất lượng”. Vậy điều gì đã làm thay đổi lịch sử, khiến dòng chữ này trở thành sự khẳng định về chất lượng và lòng tin?

1 Made In Germany Tung Bi Gan Lien Voi Hang Nhai Va Cu Ngoat Khien Hang Duc Co The Dung Duoc Ca Tram Nam

“Made in Germany” xuất phát từ Anh?

Những sản phẩm ngày nay với dòng chữ “Made in Germany” được xem như bảo chứng của chất lượng. Nhưng cả trăm năm trước đây, dòng chữ “Made in Germany” không có nghĩa là sản phẩm sản xuất tại Đức mà như một lời “cảnh báo” về sản phẩm kém chất lượng.

2 Made In Germany Tung Bi Gan Lien Voi Hang Nhai Va Cu Ngoat Khien Hang Duc Co The Dung Duoc Ca Tram Nam

Nước Đức thực hiện công nghiệp hoá muộn hơn so với Anh và Pháp.

Vì thế, người dân Đức bắt đầu học hỏi những kỹ thuật của các nước khác. Vào khoảng thế kỷ 19, những doanh nhân Đức đã bất chấp mà thực hiện gián điệp công nghiệp, đánh cắp ý tưởng, sao chép sản phẩm và làm hàng giả.

Vì thế, Quốc hội Nghị viện Anh ngày 23/8/1887 đã thông qua Đạo luật về thương hiệu mới. Luật này yêu cầu đánh dấu tất cả hàng hoá của Đức nhập khẩu vào nước Anh bằng dòng chữ “Made in Germany”. Đây cũng là nỗ lực để kêu gọi “người Anh mua hàng Anh”.

Nhà sử học kinh tế Werner Abelshauser tại Đại học Bielefeld ở Đức cho biết rằng luật này đặc biệt nhắm vào Đức. Abelshauser tin rằng việc tạo ra luật sẽ giúp bảo vệ người tiêu dùng Anh tránh mua đồ kém chất lượng.

Tuy nhiên, kế hoạch đã bị phản tác dụng. Đức vốn là “trung tâm khoa học thế giới”, nhưng vẫn chưa áp dụng công nghệ cao vào sản xuất nên sản phẩm chưa đạt yêu cầu. Cho đến những năm 1980, sau khi các nhà khoa học Đức tìm hiểu được cách thức Mỹ phát triển các sản phẩm, Đức bắt đầu thực hiện đổi mới.

Khi Chiến tranh thế giới thứ nhất bắt đầu vào năm 1914, nhãn hiệu “Made in Germany” thu hút nhiều sự chú ý hơn. Nhưng hàng hóa có dòng chữ này không được phép rao bán trên các thị trường do người Anh và đồng minh của họ kiểm soát.

Nhưng nước Đức đã trỗi dậy như phượng hoàng từ đống tro tàn của hai cuộc thế chiến. Câu chuyện Made in Germany thực sự thay đổi sau Thế chiến II. Khi ấy, mọi người nhận ra rằng Đức, khác Mỹ, không cung cấp các mặt hàng sản xuất hàng loạt. Thay vào đó tập trung vào khả năng cung cấp sản phẩm chất lượng, độ bền cao và chính xác.

Nhờ nền tảng khoa học vốn có, nền kinh tế Đức nhanh chóng có bước đột phá. Cuối cùng, dòng chữ “Made in Germany” ngày nay trở thành một dấu hiệu nhận biết của một sản phẩm chất lượng hàng đầu thế giới.

Chất lượng là điều tiên quyết

3 Made In Germany Tung Bi Gan Lien Voi Hang Nhai Va Cu Ngoat Khien Hang Duc Co The Dung Duoc Ca Tram Nam

Abelshauser cho biết: “Nền kinh tế Đức, thậm chí cho đến ngày nay, vẫn chuyên về quan hệ khách hàng thân thiết. Họ cung cấp theo các yêu cầu chính xác của khách hàng, cho dù là dự án cơ sở hạ tầng hay máy móc thông minh”. Nó hoàn toàn trái ngược với các hệ thống sản xuất hàng loạt.

Các sản phẩm được sản xuất theo kiểu này càng trở nên phổ biến, các doanh nghiệp Đức càng bắt đầu tận dụng nhãn “Made in Germany” để tiếp thị và quảng cáo một cách quyết đoán hơn. Và phương pháp này hoạt động hiệu quả.

4 Made In Germany Tung Bi Gan Lien Voi Hang Nhai Va Cu Ngoat Khien Hang Duc Co The Dung Duoc Ca Tram Nam

Nhãn “Made in Germany” vẫn tiếp tục được đánh giá cao cho đến tận ngày nay và là lý do quan trọng khiến mọi người quyết định mua một sản phẩm. Abelshauser khẳng định điều đó, đặc biệt là trong các ngành mà các sản phẩm của Đức dẫn đầu thế giới như xe cộ, điện tử và hóa chất.

Người Đức không tin vào hàng chất lượng giá rẻ.

Ưu điểm của “Made in Germany” không nằm ở giá cả mà là chất lượng, vấn đề độc quyền và dịch vụ sau bán hàng tuyệt vời. Sản phẩm do các công ty của Đức phát triển nói chung là những sản phẩm hàng đầu thế giới, có độ hoàn thiện cao. Hơn 30% hàng xuất khẩu của Đức là sản phẩm độc quyền không có đối thủ cạnh tranh trên thị trường quốc tế.

Bạn có thể thương lượng về giá với người Nhật, nhưng sẽ không thể cắt giảm dù chỉ với một đồng với người Đức.

Tất cả các sản phẩm dành cho trẻ em dưới 3 tuổi của Đức hoàn toàn có nguồn gốc từ tự nhiên, không chứa chất phụ gia. Các sản phẩm dành cho mẹ và bé chỉ được phép bán tại các nhà thuốc. Socola được yêu cầu sử dụng bơ cacao tự nhiên để chế biến và sản xuất.

Các sản phẩm hóa chất phi công nghiệp do Đức sản xuất như chất tẩy rửa, nước rửa tay,… ngoài tác dụng làm sạch và diệt khuẩn, chúng đều được sử dụng công nghệ phân hủy sinh học. Các thành phần hóa học có trong sản phẩm cũng được lựa chọn kỹ càng để hạn chế tối đa sự ảnh hưởng của hóa chất đến cơ thể.

Với người Đức, bạn chỉ cần mua đồ dùng nhà bếp duy nhất một lần trong đời bởi chúng có thể tồn tại cả trăm năm. Ở Đức, rất nhiều người đang sử dụng bếp, nồi,… mà thế hệ trước đã truyền lại.

Nồi nấu canh do Đức sản xuất được làm hoàn toàn từ thép. Mặt phía trong của nắp có hoa văn kỳ lạ, khi đóng sẽ rất kín. Tôi đã hỏi người bán hàng và họ cho biết: “Đây là một kỹ thuật. Khi đóng nắp, nước sẽ chảy xuôi theo những hoa văn một cách tự nhiên. Đồng thời, nếu đóng kín như vậy thì thức ăn có thể chín nhanh hơn và giúp tiết kiệm gas đáng kể.”

Một học giả nước ngoài đã từng hỏi một doanh nhân người Đức rằng: “Tại sao nước bạn phải sản xuất những thứ có độ bền cả trăm năm?”

Ông ấy trả lời: “Có hai lý do để chúng tôi làm điều này. Thứ nhất, Đức không phải là một quốc gia giàu tài nguyên. Hầu hết các nguyên liệu công nghiệp quan trọng đều phải nhập về từ nước ngoài. Vì vậy chúng tôi phải tiết kiệm, tận dụng nó hiệu quả và sử dụng càng lâu càng tốt. Một lý do khác là người Đức tin rằng chất lượng sản phẩm sẽ được phản ánh thông qua việc nó có sử dụng được hay không và trong bao lâu.”

Ưu thế của sản phẩm “Made in Germany” không phải giá cả.

Bản thân người dân Đức cũng thừa nhận hàng Đức chất lượng nhưng không rẻ. Họ không chấp nhận chuyện sản phẩm tốt mà giá lại rẻ.

Thay vào đó, ưu thế của những sản phẩm Đức là chất lượng cao. Các sản phẩm của những doanh nghiệp Đức thường có đẳng cấp dẫn đầu thế giới và ít có đối thủ cạnh tranh.

Nhìn chung, các sản phẩm “Made in Germany” không tham gia chạy đua về giá cả. Các công ty hiểu rằng giá cả không quyết định được tất cả. Họ cần có lợi nhuận, nhưng không chạy theo lợi nhuận một cách mù quáng và hướng tới sự phát triển bền vững.

Nguồn: markettimes.vn


© 2024 | Tạp chí NƯỚC ĐỨC



 

Bài liên quan