Ảnh minh họa. (Nguồn: Internet)
Với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, tuyển dụng được một nhân sự chất lượng là điều vô cùng khó khăn.
Theo tôi, cần xem lại cách giáo dục ở Việt Nam. Có nhiều người làm thầy không ra thầy, thợ không ra thợ, lao động phổ thông thì không biết, làm tiểu thư, công tử cũng chẳng phải hạng. Nói chung là chẳng thuộc hệ nào để bố trí công việc.
Làm việc thì đứng núi này, trông núi nọ, nhấp nhổm. Cất công đào tạo đã đời là bùng, báo hại chủ lao động phải làm lại từ đầu. Có nhiều lao động không có thái độ tốt với công việc. Họ không có chí tiến thủ và tìm cách đóng góp cho hiệu quả của công việc.
Chỉ khôn vặt và ảo tưởng về mình. Công việc không cần trình độ cao nhưng cần sự nhiệt huyết và nghiêm túc, vì tay nghề cần phải có thời gian.
Nói về quy trình, ngoài một số ngành sản xuất đặc thù với công việc cụ thể ít biến động, thì với một ngành như dịch vụ, cuộc sống có muôn hình vạn trạng, nếu làm việc như cái máy, thì chủ sẽ là người lãnh hậu quả.
Quy trình không thể bao quát hết được mọi thứ hoặc nếu bao quát hết, thì quy trình đó cũng phải dày như cuốn tiểu thuyết, mà không phải ai cũng lĩnh hội hết. Việc giải quyết hậu quả do áp dụng đúng quy trình đôi khi còn tệ hơn cả việc không có nó.
Cái chính ở đây vẫn là cách thức giáo dục để người lao động có thái độ đúng với công việc, thành thật với chính mình và với chủ lao động. Nếu chủ tệ thì không nói làm gì.
Cứ đóng vai một ông chủ tốt rồi tuyển dụng thử xem được bao nhiêu người? Chưa cần đáp ứng được công việc, chỉ cần có thái độ tốt với công việc cũng đã là hiếm có khó tìm.
Về nguyên tắc, khi không có thái độ tốt với công việc thì doanh thu mang về không lớn, chủ không có thu nhập thì đừng mong có được thu nhập tốt.
Còn có thái độ tốt với công việc, doanh thu tăng, ắt hẳn thu nhập tăng, đó là điều tất yếu. Trả lương doanh thu mà cứ tàn tàn nhẫn lương cơ bản, không học hỏi trau dồi mà chỉ chờ có nơi nào gọi, lương cao hơn là phắn.
Những kẻ đó có đi đâu cũng vẫn một thái độ đó mà thôi. Mà hiện nay, số đó đông vô kể.
NTB
Nguồn: vnexpress.net
© 2024 | Tạp chí NƯỚC ĐỨC