Những bí mật trường sinh của hoa sen linh thiêng

Hoa sen thiêng là biểu tượng của sự bất tử và phục sinh, nó truyền cảm hứng cho các tín đồ qua các thời đại.

Năm 2013, một nhóm gồm 70 nhà nghiên cứu đến từ Mỹ, Úc, Trung Quốc và Nhật Bản đã khám phá ra bí mật “trường thọ” của loài hoa sen linh thiêng có tên gọi Nelumbo nucifera, cho phép loài thực vật này tồn tại trong điều kiện khắc nghiệt qua hàng trăm năm.

Nhóm nghiên cứu đã giải mã thành công bộ gen của Nelumbo nucifera (tên thường gọi là sen hồng) – loài hoa được tin là nắm giữ bí mật của sự “lão hóa hạnh phúc”.

Jane Shen-Miller, nhà nghiên cứu chính tại ĐH California, Los Angeles phát biểu trong một thông báo cáo chí:

“Bộ gen của loài sen này di lưu từ rất xa xưa, chúng ta có thể biết được những điều nguyên thủy. Các nhà sinh học phân tử ngày nay có thể nghiên cứu một cách dễ dàng hơn cách thức mà các gen này kích hoạt và ngừng hoạt động trong các giai đoạn ứng kích và tại sao hạt của loài cây này có thể sống đến 1.300 năm. Đây là một bước tiến trong việc hiểu được bí mật chống lão hóa mà loài hoa linh thiêng mang lại”.

Những bí mật trường sinh của hoa sen linh thiêng - 0

Trong tín ngưỡng Phật giáo, hoa sen vô thiêng, được tôn kính như biểu tượng của sự thanh khiết trong tâm hồn và trường sinh, có thể sống sót trong những điều kiện thời tiết khắc nghiệt và hạt của chúng vẫn còn thể nảy mầm qua một nghìn năm. Trải qua quá trình lão quá hàng thế kỉ, protein trong hạt hoa sen vẫn duy trì khả năng hỗ trợ nảy mầm, thậm chí vào cả ban đêm.

Jane Shen-Miller chia sẻ với Epoch Times:

“Để có thể sống được trong thời gian dài, hạt của Nelumbo nucifera có thể kích hoạt các gen sản xuất protein nhằm phục hồi và chống chịu trong điều kiện môi trường khắc nghiệt. Cơ chế điều chỉnh di truyền này là nguồn sinh học độc đáo và quý giá cần được khám phá trên hành tinh chúng ta”.

Bà khẳng định rằng một tỷ lệ lớn protein của hạt của hoa luôn duy trì ở trạng thái lỏng, thậm chí tại nhiệt độ sôi. Loại protein hòa tan này được xác nhận là giúp cho hoa chống lại các biến đổi từ môi trường bên ngoài.

Vào đầu những năm 1990, Jane Shen-Miller dẫn đầu một nhóm nghiên cứu của ĐH California tại miền Bắc Trung Quốc, khi đó nhóm của cô đã tìm được một hạt hoa sen có thể nảy mầm có niên đại 1300 năm nằm dưới đáy một hồ nước. Khám phá này gây bất ngờ lớn bởi vì hầu hết các hạt cây khác chỉ có thể nảy mầm trong vòng 20 năm trở lại. Jane cho biết thêm: “Đây là một trong những hạt giống có khả năng nảy mầm lâu đời nhất được kiểm tra và giám định niên đại một cách trực tiếp bằng Cacbon 14.”

Sau đó, vào năm 1996, bà quay lại Trung Quốc một lần nữa. Nhóm của bà thu thập các hạt hoa sen, khoảng 400-500 tuổi, với sự giúp đỡ của các nông dân tỉnh Liêu Ninh. Hơn 80% các hạt đã nảy mầm, cho thấy loài hoa sen này có một hệ thống di truyền mạnh mẽ có thể phục hồi các khuyết tật nảy mầm xảy ra sau hàng trăm năm lão hóa của hạt.

Bộ gen lạ thường của hoa sen linh thiêng cũng cung cấp thông tin về các kỹ năng sinh tồn khác:

  • Lá của nó đẩy lùi chất bẩn từ nước, hoa tạo ra nhiệt để hấp dẫn các loài thụ phấn.
  • Lớp ngoài củ sen được bao phủ bởi kháng sinh và sáp để bảo đảm khả năng nảy mầm của hạt bên trong nó.

Jane chia sẻ:

“Mọi người thường nhầm lẫn hoa sen với hoa súng. Hoa sen thiêng Nelumbo nucifera không phải là hoa súng, cũng không phải là hoa sen xanh linh thiêng của người Ai Cập (Nymphaea caerulea). Nó là loài cây luôn vươn lên, nguyên vẹn, khỏi mặt nước và bùn lầy dơ bẩn. Những bông hoa lớn tươi sáng rực rỡ và những chiếc lá khổng lồ, bằng kích thước một cái bánh pizza, hoàn hảo không tỳ vết và xanh tươi”.

Cô cho biết thêm:

“Nắm được hoàn toàn cơ chế tái sinh, tự phục hồi của hoa sen sẽ cho chúng ta hiểu sâu hơn làm thế nào loài cây này có thể “lão hóa” trong trạng thái khỏe mạnh. Bộ gen mới được giải đã mở ra một hướng nghiên cứu mới trong tất cả các lĩnh vực sinh học. Đây chỉ là sự khởi đầu của nghiên cứu sâu hơn về mọi phương diện”.

Nghiên cứu được đăng trên tạp chí Genome Biology vào tháng 5 năm 2013.

Theo Đại Kỷ Nguyên tiếng Pháp

Theo Sơn Tùng / 


© 2024 | Tạp chí NƯỚC ĐỨC



 

Bài liên quan