Hầu hết mọi người dùng lò vi sóng để hâm nóng cà phê, làm tan bơ hoặc nổ ngô. Điều đó đúng thôi, nhưng thực tế nó còn làm được hơn thế nhiều.
Và cũng có những điều bạn rất ít để ý tới.
Các nguyên tắc an toàn
- Đảm bảo rằng mọi dụng cụ đựng đồ ăn mà bạn cho vào lò vi sóng, dù làm bằng thuỷ tinh, sứ, hay nhựa đều thuộc diện "an toàn với lò vi sóng".
- Không sử dụng hộp đựng bằng kim loại, vì vi sóng có thể bật ra gây tia lửa và hoả hoạn.
- Không đun nước hoặc các chất lỏng khác quá thời gian quy định của nhà sản xuất hoặc theo công thức nấu ăn. Việc quá nhiệt có thể xảy ra khi nước trong cốc bị đun quá lâu. Khi đó, nước trông bình thường, nhưng khi đưa ra ngoài nó sẽ bắn lên khỏi cốc.
- Không đun nước hai lần - vì dễ làm tăng nguy cơ quá nhiệt. Nước có đường hoặc cà phê sẽ làm giảm nguy cơ này.
- Đừng bao giờ vận hành lò vi sóng khi cửa bị hỏng hoặc không đóng khít.
- Đừng vận hành lò khi nó đang rỗng. Việc này cũng có thể phát lửa và gây hoả hoạn.
- Tốt nhất nên đứng cách xa lò vi sóng khoảng 1 mét để đảm bảo an toàn khi lò đang hoạt động.
- Nhớ sử dụng nắp đậy bằng nhựa an toàn với lò vi sóng để đậy thức ăn khi nấu nếu trong công thức món ăn yêu cầu. Để hở một góc giúp hơi nước bay lên, không tích áp suất gây nguy hiểm.
Lưu ý khi nấu ăn
- Thịt sau khi rã đông bằng lò vi sóng thì nên nấu ngay. Vì lò vi sóng đã làm thức ăn chín một phần, nếu không nấu ngay vi khuẩn có thể sinh sôi nảy nở trong đó.
- Nói chung, vùng ngoài của thức ăn sẽ chín nhanh hơn. Vì thế hãy sắp đặt thức ăn, chẳng hạn các miếng filê cá, sao cho phần mỏng hơn nằm ở tâm đĩa.
- Thức ăn đưa ra khỏi lò thường rất nóng, vì thế hãy sử dụng tay gắp và cẩn thận. Nếu thức ăn được đậy trong khi nấu, hãy hé mở nắp một lúc để hơi nước không có dịp làm bỏng tay bạn khi mở ra.
- Hầu hết các lò vi sóng đều có những điểm nóng tập trung, vì thế nếu bạn ăn hoặc uống đồ trực tiếp lấy từ lò ra, vài chỗ nóng có thể khiến bạn bị bỏng.
- Ngược lại, cũng có những chỗ lạnh mà thức ăn chưa đủ nóng để diệt khuẩn. Bạn nhớ đảo đều cẩn thận để tránh hiện tượng này.
Để kiểm tra xem cái đĩa nhà bạn có an toàn với lò vi sóng không, hãy thử theo cách đơn giản sau:
- Đặt một cốc đầy nước và chiếc đĩa bạn muốn thử vào lò vi sóng. Đun ở 100% công suất trong 1 phút. Nếu nước đã nóng lên và cái đĩa vẫn mát, thì nó an toàn để sử dụng trong lò vi sóng. Nếu đĩa nóng lên, nó đã chứa chì hoặc kim loại và không nên sử dụng trong lò.
Túi giấy, túi nilon:
Không bao giờ được cho túi giấy, túi nilon, hay tờ báo vào trong lò vi sóng vì chúng có thể tỏa ra các chất khí độc hại, hoặc bốc cháy dưới nhiệt độ cao trong lò.
Thực phẩm bọc trong màng bọc thực phẩm:
Màng bọc thực phẩm bình thường có thể phát sinh độc tố khi bị làm nóng trong lò vi sóng. Nên dùng màng bọc chuyên dùng cho lò vi sóng được bày bán ở tất cả các siêu thị. Màng bọc này dày hơn màng bọc thông thường và có những lỗ nhỏ.
Không bỏ gì:
Nếu không bỏ gì vào lò vi sóng mà bật nút quay thì lò có thể sẽ nổ tung. Nguyên nhân do không có thức ăn để hấp thụ các sóng vi ba trong lò, dẫn đến các magnetron hấp thụ các vi sóng và cuối cùng là làm lò phát nổ.
Để kiểm tra xem cái đĩa nhà bạn có an toàn với lò vi sóng không, hãy thử theo cách đơn giản sau:
- Đặt một cốc đầy nước và chiếc đĩa bạn muốn thử vào lò vi sóng. Đun ở 100% công suất trong 1 phút. Nếu nước đã nóng lên và cái đĩa vẫn mát, thì nó an toàn để sử dụng trong lò vi sóng. Nếu đĩa nóng lên, nó đã chứa chì hoặc kim loại và không nên sử dụng trong lò.
Vệ sinh lò vi sóng
Muốn rửa sạch lò dễ dàng, bỏ hai thìa súp nước chanh trong 1 cốc nước, đặt cốc này trong một cốc đong. Bật lò ở chế độ cao trong 2-3 phút, cho đến khi dung dịch sôi thì tắt. Để cốc ở trong lò mà không mở cửa trong 5 phút. Bỏ cốc ra ngoài. Sau đó, bạn có thể dễ dàng lau sạch lò bằng một khăn giấy.
T. An VNEXPRESS.NET - theoNewScientist
© 2024 | Tạp chí NƯỚC ĐỨC