Nếu không muốn chật vật trong chuyện tài chính của cuộc đời thì ngay lúc này cần có những cái nhìn đúng về giá trị và cách quản lý đồng tiền.
Ở tuổi 30, nhiều người đã có nhà và mở cửa hàng kinh doanh riêng. Nhưng cũng có không ít người vẫn lận đận trên con đường tích lũy một số tiền ít ỏi. Hãy tham khảo những lời khuyên sau đây để bạn có thể hiểu rõ hơn về đồng tiền.
Tìm một nguồn thu nhập thụ động: Hiểu đơn giản, thu nhập thụ động là khoản thu nhập mà bạn có được nhờ các khoản đầu tư, dù bạn đi chơi, đi nghỉ hay ốm đau bệnh tật, tiền luôn tự tạo ra tiền cho bạn. Tốt nhất bạn vẫn nên có một nguồn thu chủ động từ công việc hàng ngày và mang tiền về cho bạn hàng tháng. Tuy nhiên, thế giới luôn không ổn định vì thế bạn cần có nhiều nguồn thu nhập khác nhau.
Bàn bạc tài chính với bạn đời: Nếu bạn cố gắng kiếm tiền nhưng nửa kia lại ném tiền qua cửa sổ thì bạn sẽ chẳng bao giờ giàu có nổi. Nói chuyện nghiêm túc với chồng/vợ của bạn để cùng đi đến sự nhất trí trong tiền bạc. Cả hai nên đặt ra các mục tiêu tài chính chung và cố gắng hết mình để đạt được chúng. Ví dụ, hai người đặt mục tiêu tiết kiệm tiền cho một kỳ nghỉ nước ngoài trong năm nay… để có động lực làm việc hơn.
(Ảnh: Marina Dromidontoya)
Lập quỹ tiết kiệm: Khi nhận lương, bạn không nên tiêu hết mà hãy trích một phần để vào tài khoản tiết kiệm làm quỹ tài chính dùng khi cần thiết. Vì cuộc sống luôn không lường trước điều gì, nếu bạn bị mất việc hoặc ốm đau, bạn sẽ vẫn có một khoản tiết kiệm để xoay xở tình huống này.
(Ảnh: Pavel Kusha)
Ăn uống ở nhà: Nhiều người lười biếng không nấu nướng hoặc có sở thích ăn ngoài hàng. Tuy nhiên, việc nấu nướng, ăn uống ở nhà sẽ rẻ hơn rất nhiều.
(Ảnh: Pavel Kusha)
Tiết kiệm tiền cho tuổi già từ bây giờ: Thời gian trôi rất nhanh và không đợi bất kỳ ai cả. Bây giờ bạn có thể 20 tuổi nhưng chẳng bao lâu sau bạn sẽ 30 tuổi, 40 tuổi… Từ một người độc thân, rồi bạn sẽ thành bố, mẹ, rồi thành ông bà… Bằng cách tiết kiệm ít nhất 20 – 50 đô la/tháng từ bây giờ, bạn sẽ có một số tiền kha khá trong tài khoản khi về già. Khi ấy, bạn có thể chi tiêu mọi thứ theo ý mình.
(Ảnh: Pavel Kusha)
Tránh việc mua sắm bốc đồng: Mua sắm là thú vui của nhiều người. Nhưng nếu bạn có ngân sách hạn hẹp, việc mua sắm thừa thãi, bốc đồng sẽ khiến bạn ngày càng nghèo đi.
(Ảnh: Marina Dromidontoya)
Nên mua quần áo/giày dép chất lượng: Việc mua quần áo và giày dép có chất lượng tốt sẽ giúp bạn sử dụng được lâu hơn nhiều so với đồ rẻ tiền. Vì thế, tiêu tiền hợp lý là mua những thứ đảm bảo chất lượng và bền.
(Ảnh: Krivuli)
Giữ liên lạc với bạn bè và gặp gỡ, làm quen những người mới: Đôi khi những mối quan hệ sẽ quan trọng, có ích hơn cả tiền bạc. Vì thế, bạn nên coi trọng bạn bè và không ngừng kết giao, mở rộng mối quan hệ.
(Ảnh: Krivuli)
Không vay tiền để trả nợ: Nhiều người vay tiền người khác để trả khoản nợ trước mà không hay biết rằng bạn sẽ vẫn là người mang nợ. Đây là một vòng tròn luẩn quẩn. Thay vào đó, bạn nên ngừng mua sắm, tiết kiệm tiền để trả nợ dứt điểm.
(Ảnh: Krivuli)
Đừng đầu tư vào những thứ bạn không am hiểu: Dù có đang sốt sắng muốn làm giàu, bạn vẫn cần tỉnh táo khi quyết định đầu tư tài chính. Hãy tham khảo ý kiến của những người hiểu biết, ý kiến chuyên gia để đánh giá cơ hội thành công trước khi quyết định đầu tư.
(Ảnh: Krivuli)
Quan tâm tới sức khỏe nhiều hơn: Sẽ chẳng làm được việc gì nếu bạn không có một cơ thể khỏe mạnh. Đó là lý do bạn cần chăm sóc bản thân, nghỉ ngơi, đi du lịch ít nhất một lần một năm, ngủ ngon và ăn những món đảm bảo vệ sinh.
(Ảnh: Krivuli)
Sinh con khi thực sự sẵn sàng: Việc nuôi dạy trẻ em rất tốn kém. Vì thế bạn nên kết hôn và sinh con khi nào thực sự sẵn sàng cả về tinh thần lẫn tài chính. Đừng vội vàng mà hãy chuẩn bị tài chính với nửa kia của bạn trước khi có con. Nhờ vậy bạn sẽ tận hưởng phút giây hạnh phúc bên gia đình thay vì cứ đau đầu về tiền phải chi cho bữa ăn mỗi ngày.
(Ảnh: Pavel Kusha)
Nếu bạn đã cống hiến cho công ty suốt 3 năm qua, bạn hoàn toàn cần có bước tiến mới trong sự nghiệp. Bạn nên mạnh dạn đề nghị tăng lương, thăng cấp với “sếp”. Đồng thời, đừng ngần ngại nhận khối lượng công việc lớn hơn. Với trường hợp ban giám đốc từ chối đề nghị của bạn quá nhiều lần, bạn nên bắt đầu suy nghĩ thay đổi môi trường mới hoặc nâng cao kỹ năng làm việc hơn.
(Ảnh: Krivuli)
Anh Lân
© 2024 | Tạp chí NƯỚC ĐỨC