Sự tệ hại của nghành điện, 10 năm nữa thì sao?

Sự tệ hại của nghành điện, 10 năm nữa thì sao?

Một đất nước mà có nước, có nắng, có gió, có sóng, có dầu, có than phong phú mà hơn 30 năm qua không sản xuất ra đủ điện là điều vô cùng kỳ quặc. Diện tích đất nước nhỏ hẹp, mật độ dân số cao, dân sống tập trung là lợi thế lớn để làm hạ tầng truyền tải và phân phối điện.

1 Su Te Hai Cua Nghanh Dien 10 Nam Nua Thi Sao

Một công ty kinh doanh chỉ cần có 100.000 khách hàng thường xuyên thì đã thu vào lợi nhuận khá lớn và phát triển nhanh chóng.

Vậy mà ngành điện có đến 100 triệu khách hàng tiêu dùng ổn định và hàng triệu khách hàng là các cơ sở kinh doanh sản xuất lớn nhỏ lúc nào cũng mua điện, mà làm ăn cứ lỗ nặng là sao?

Rồi lại thiếu điện cung cấp cho khách hàng nữa.

Chuyện kéo dài hơn 30 năm kể từ khi mở cửa đón nhận ánh sáng văn minh nhân loại đến bây giờ chứ không phải là chuyện ngày 1 ngày 2.

Do được độc quyền nên sinh ra bao điều tệ hại: bộ máy nhân sự cồng kềnh, năng lực quản lý tồi, năng suất lao động thấp, không chịu hiện đại hoá các khâu sản xuất, vận chuyển, điều hành, phân phối để giảm chi phí do đó đưa đến giá thành sản phẩm cao. Chưa nói tệ nạn tham ô hối lộ bào mòn hết năng lực của ngành điện vốn đầy tiềm năng của nước nhà.

Thôi không nói chuyện tệ hại đã qua nữa. Bây giờ tính đến chuyện tương lai.

Liệu 5 năm, 10 năm tới tình trạng tệ hại của ngành điện như hiện nay có chấm dứt? Hay rồi vẫn tiếp tục ca bài ca cắt điện và xin xỏ tăng giá?

Bài toán cho 5 năm, 10 năm tới có lẽ không khó giải lắm.

Tính dân số lúc đó tăng thêm bao nhiêu, nhu cầu điện sinh hoạt tăng lên bao nhiêu, cơ sở kinh doanh sản xuất tăng lên bao nhiêu, nhu cầu điện sản xuất kinh doanh cần bao nhiêu.

Rồi tính 5 năm sau có bao nhiêu ô tô điện được xử dụng, tàu điện, xe buýt điện phát triển đến mức nào …

Từ đó tính ra tổng lượng điện phải sản xuất ra để đáp ứng nhu cầu, phải cần xây dựng bao nhiêu nhà máy sản xuất điện, phải nhập khẩu thêm bao nhiêu điện nữa. Rồi tính đến công suất truyền tải, năng lực vận hành … Tất cả đều tính ra được hết chứ chẳng khó khăn gì. Và nên bắt tay vào thực hiện ngay từ bây giờ.

2 Su Te Hai Cua Nghanh Dien 10 Nam Nua Thi Sao

Nếu nói rằng khó quá không làm được thì cho tư nhân và nước ngoài vào làm.

Chia nhỏ miếng bánh ra để nhiều thành phần kinh tế vào tham gia. Còn chính phủ cứ ấm ớ, ngành điện cứ ngồi đó kêu than và tìm cách lợi ích nhóm thì 10 năm hay 20 năm nữa điện vẫn cứ là điện lu như hiện nay và như 30 năm qua.

Quá khốn khổ cho đất nước này.

Huỳnh Ngọc Chênh


© 2025 | Tạp chí NƯỚC ĐỨC



 

Bài liên quan