Không có ai kết thúc một chuyến bay quốc tế nào mà lại không bớt chút thời gian ghé qua các cửa hàng bán đồ miễn thuế.
Chúng ta luôn bị ấn tượng với những thiên đường giảm giá này, với các mặt hàng được miễn thuế nhất định, hơn bất cứ nơi nào để “chộp” lấy một món hời.
Thật tiếc thay, chúng ta đều đã bị lừa.
Nghiên cứu từ trang finder.com.au tiết lộ rằng nhiều hàng miễn thuế không chỉ có thể có giá ngang bằng với những gì bạn sẽ tìm thấy ở các shop bán lẻ địa phương, mà trong một số trường hợp, chúng được đội giá lên một mức “không tưởng”.
Mua hàng miễn thuế đôi khi là một chiêu trò lừa đảo
Trang web so sánh trên đã xem xét giá hiện tại của các hàng miễn thuế phổ biến từ rượu đến mỹ phẩm để tìm ra thương vụ nào là thông minh và thứ nào đang “chém giá” bạn.
Nếu bạn có ý định mua một cái gì đó cụ thể, sẽ là một ý tưởng tốt để so sánh giá cả của nó trước khi bạn đến sân bay, tổng biên tập và chuyên gia du lịch của finder.com.au Anger Kidman nói.
“Bí quyết để tiết kiệm với hàng miễn thuế là sự chuẩn bị trước”, ông nói.
“Hãy nghiên cứu trực tuyến trước chuyến đi của bạn. Lập một danh sách tất cả mọi thứ bạn muốn mua và giá của nó. So sánh giá của các nhà bán lẻ trực tuyến để biết thứ nào đáng mua tại sân bay.
“Tùy thuộc vào chuyến bay của bạn, các mặt hàng thậm chí có thể rẻ hơn ở sân bay đến”.
CÁC MẶT HÀNG BỊ “CHÉM GIÁ”
Rượu vang: Bạn sẽ tìm được vài món hời đối với một số sản phẩm có cồn nhưng có thể bị tính phí cao đối với những sản phẩm khác.
Và một trong những thứ cần tránh là rượu vang, tùy thuộc vào loại rượu.
Finder.com.au nhận thấy có thể có tiết kiệm một khoản nhỏ 4% so với giá thông thường đối với rượu vang đỏ, nhưng rượu vang trắng miễn thuế có xu hướng đắt hơn. Rượu sâm panh là mặt hàng bạn có thể tiết kiệm một chút, lên đến 6%.
Ví dụ, theo giá hiện tại, một chai Henschke Giles pinot noir (một loại rượu vang đỏ) 750ml miễn thuế có giá 49,5 đô la và bán lẻ 51,5 đô la, tiết kiệm chỉ 2 đô la.
Nhưng một chai Penfold Bin 51 Eden Valley riesling (một loại rượu vang trắng) miễn thuế có giá 30 đô la trong khi giá bán lẻ chỉ 27,5 đô la.
Nói chung, rượu vang có lẽ là một mặt hàng nên bỏ qua, đặc biệt vì dễ gặp rắc rối khi đi du lịch với những chai thủy tinh nặng.
Ông Kidman cho biết, “rất dễ bị “che mắt” bởi những đợt giảm giá nhỏ tại sân bay khi bạn đang đi nghỉ lễ”.
“Mua một chai rượu vang miễn thuế có thể giúp bạn tiết kiệm một vài đô la, nhưng mua chúng từ cửa hàng địa phương và đóng gói cẩn thận trong vali vẫn tốt hơn nhiều”.
“Việc mang kè kè hàng đống đồ uống có cồn có thể gây phiền toái và bạn cũng có nguy cơ mất nhiều tiền trong quá trình vận chuyển do hạn chế lượng chất lỏng mang theo tại các sân bay khác”.
Bánh kẹo: Sôcôla cỡ lớn và các loại bánh kẹo khác là những món ăn phổ biến vào phút chót cho những ai hứa sẽ mang quà lưu niệm về nhà cho bạn bè và quên mất rằng họ đang bị “chặt chém’ một cách lố bịch.
Finder.com.au cho biết bánh kẹo được “độn giá” lên tới 150% tại sân bay, vì vậy bạn có thể “đột kích” vào tủ lạnh mini của một khách sạn đắt tiền mà vẫn không phải trả quá nhiều.
Một hộp Toblerone Gold 360g miễn thuế có giá 17 đô la nhưng bán lẻ chỉ 10 đô la – một mức giá tăng 65%.
Một gói Tim Tams Double Coat 200g miễn thuế có giá 7 đô la nhưng bán lẻ chỉ 3,08 đô la – chưa bằng một nửa giá.
Ông Kidman nói “đừng bị lừa bởi chiêu trò “gói giá trị” hay “siêu tiết kiệm”. Lên kế hoạch trước và lấy một gói với giá 2,5 đô la tại siêu thị địa phương của bạn.
CÁC HÀNG CÓ THỂ MẶC CẢ
Nước hoa: Giá của nước hoa có thể khác nhau tùy loại, vì vậy đây là mặt hàng nên nghiên cứu đầu tiên.
Bảng giá của chai Hugo Boss Man Eau de Toilette (75ml) hầu như giống nhau ở các nơi, chỉ chênh lệch 0,5 đô la giữa hàng miễn thuế và bán lẻ.
Nhưng chúng ta có thể tiết kiệm với chai Gucci Gorgeous Gardenia Eau de Toilette (100 ml). Giá miễn thuế của nó là 107,5 đô la còn bán lẻ là 145 đô la. Đó là một khoản tiết kiệm tới 37,5 đô la, tương đương 26%.
“Nước hoa thường là mặt hàng mua theo cảm hứng ở khu miễn thuế. Trừ khi đó là hàng mới ra, bạn nên mua chúng từ một cửa hàng giảm giá.
NHỮNG THƯƠNG VỤ TỐT NHẤT
Rượu mạnh: Trong khi rượu vang có thể không khiến bạn tích cực so sánh giá, rượu mạnh, bao gồm rượu vodka, rượu gin và rượu whisky, lại rất đáng lưu tâm.
Một chai Johnnie Walker Red 1,125 lít miễn thuế giá 35,5 đô la và còn bán lẻ là 60,48 đô la, chênh lệch 25 đô la, tương đương 41%.
Cũng “ngon” như vậy, một chai Absolut Vodka 1 lít 40 độ miễn thuế giá 35 đô la và bán lẻ là 55,98 đô la, tiết kiệm 21 đô la, tương đương 37%.
Mỹ phẩm: Các tín đồ sắc đẹp hãy lắng nghe – nó rất đáng để săn hàng tiết kiệm khi mua sắm ở sân bay.
Finder.com.au nhận thấy hàng mỹ phẩm miễn thuế, từ son môi đến kem mắt, được giảm giá khá nhiều.
Kem mắt All About Eyes Rich của Clinique (15ml) miễn thuế có giá 47,5 đô la và 58 đô la bán lẻ – tiết kiệm 10,5 đô la.
Kem chống nắng ban đêm Detox Creme của Estée Lauder (50ml) miễn thuế có giá 66,5 đô la, giá bán lẻ là 89,75 đô la – tiết kiệm 23,25 đô la.
Và Urban Decay Vice Lipstick được miễn thuế có úa 27,5 đô la và bán lẻ 31,48 đô la, giúp bạn tiết kiệm 3,9 đô la.
Thuốc lá: Đối với những người hút thuốc cần phải mua trữ hàng, rất đáng để mua hàng miễn thuế.
Một cây Marlboro Gold 25 bao miễn thuế có giá 16 đô la trong khi giá bán lẻ những 41 đô la – tiết kiệm 61%. Tuy nhiên, hãy nhớ rằng bạn phải giới hạn những gì bạn có thể mua: Mua thuốc lá được giới hạn ở mức 25g tại các gian hàng miễn thuế ở Úc.
Bên ngoài cửa hàng miễn thuế tại sân bay, giá cả liên tục tăng vọt.
Năm ngoái, một du khách đã phát hiện ra một chai nước Pump có giá 9,17 đô la tại sân bay Sydney. Điều này đã châm ngòi một loạt các cuộc tranh cãi về việc hàng hóa sân bay bán quá đắt.
Một số mặt hàng bị “đội lên” cao nhất do news.com.au phát hiện bao gồm 6,99 đô la cho một gói kẹo M&M, 17 đô la cho một chiếc sandwich thịt bò nướng, 7,95 đô la cho một bàn chải đánh răng, 20,49 đô la cho một hộp kem Paw Paw 75g và những 12,5 đô la cho một cốc bia lớn.
© 2024 | Tạp chí NƯỚC ĐỨC