Để thi đỗ đại học, để không làm bố mẹ "mất mặt" thì mỗi học sinh luôn luôn được nhắc nhở: thành tích và thành tích. Cho dù những học sinh đó có duy trì bảng điểm đẹp thế nào đi chăng nữa, nhưng nếu năng lực về mặt tâm lý không đủ thì cũng sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển con đường học tập sau này.
Theo như điều tra, những học sinh không có sự chuẩn bị tốt về mặt tâm lý trước khi lên đại học đều có thành tích học tập kém, hơn nữa khả năng cao thường sẽ xảy ra vào khoảng thời gian sau kì học đầu tiên.
Bởi vì, những học sinh này chẳng có kiến thức cũng như kĩ năng về xử lý tình huống hay phải đối mặt với vấn đề tình cảm ra sao. Điều đó giải thích tại sao cuộc sống của nhiều sinh viên bây giờ thường gắn liền với những lối sống không lành mạnh như nghiện ngập, rượu bia...
Họ nghĩ rằng những điều đó có thể làm cho họ giải thoát về mặt tinh thần nhưng dĩ nhiên là không, những vấn đề tâm lý không những không được giải quyết, mà càng ngày họ càng gặp nhiều vấn đề tâm lý hơn.
Vì vậy tầm quan trọng của năng lực cảm xúc không thể nằm vỏn vẹn trong hai từ "thành tích". Trong một cuộc nghiên cứu "Sức khỏe cộng đồng Mỹ" cho thấy, năng lực chuẩn bị cho một đứa trẻ 5 tuổi cũng có thể ảnh hưởng đến tỉ lệ thành công của trẻ sau này. Hơn nữa, năng lực này không có liên quan gì với năng lực học tập, năng lực đọc hay năng lực viết, mà nó có liên quan đến năng lực giao tiếp xã hội và năng lực cảm xúc.
Chủ động đón nhận các thử thách; yêu cầu sự giúp đỡ; chịu trách nhiệm cho những gì mình làm, mình chọn lựa... những năng lực đó không chỉ giúp bạn có thể đối mặt với thực tế xã hội, mà còn là một yếu tố quan trọng giúp cho sự nghiệp học hành hay công việc của bạn sau này.
Vậy thì làm sao để nuôi dưỡng những năng lực đó?
Khả năng tự nhận thức và đánh giá
Có một hiệu ứng tâm lý học nổi tiếng đó là tự đánh giá những sai lầm. Nghiên cứu chỉ rõ đa số sinh viên đều đánh giá cao năng lực của mình, đặc biệt là những học sinh có điểm số thấp trong những kì thi. Vậy làm thế nào để mọi người tự đánh giá và nhận thức bản thân không quá cao cũng không quá thấp. Chấp nhận bản thân cũng là một kĩ năng cần phải luyện tập.
Kiên nhẫn và tự kỉ luật
Làm sao để rèn luyện tính kiên nhẫn cho mình? Tiến sĩ Lawrence Kuttner của đại học Harvard cho biết, đầu tiên chúng ta sẽ kéo dài thời gian chúng ta muốn đạt được một thứ gì đó, mỗi lần một khoảng thời gian ngắn, cứ mỗi lần lại tăng khoảng thời gian đó thêm một chút.
Sau đó, cũng có thể có những cách thức di chuyển sự chú ý, tùy theo sở thích cá nhân, ví dụ như hát, vẽ hay nấu ăn... và dần dần khi phải đối mặt với những vấn đề cần tính kiên nhẫn và tự kỉ luật chúng ta sẽ thấy nhẹ nhàng hơn rất nhiều.
Dựa vào chính mình
Đối với mỗi chúng ta không có gì quan trọng hơn việc học cách dựa vào chính mình. Cho dù bạn có đang là người đi làm hay đi học thì đời đều cho ta những thách thức dạy chúng ta cách độc lập hơn. Tuy nhiên trước đó chúng ta phải nhận thức rõ bản thân và tin tưởng vào chính bản thân mình, chủ động đón nhận những thách thức và nhìn nhận cuộc sống với con mắt thực tế hơn.
Học từ những thất bại
Có rất nhiều bậc cha mẹ luôn tạo điều kiện hết sức cho con, muốn "dải lụa" trên mỗi bước đường con đi. Nhưng đâu có biết rằng việc giúp con gạt bỏ hết mọi rào cản lại làm cho con gặp những rào cản lớn hơn thế gấp ngàn lần trên những bước đường sau này.
Có rất nhiều bạn trẻ khi rời xa vòng tay bố mẹ, phải tự mình đối mặt với thực tế cuộc sống xã hội đã không có cách nào chịu đựng những thất bại và thất vọng. Điều quan trọng trong cuộc sống không phải là không có thất bại, mà chính là nội tâm không đủ mạnh mẽ để đối mặt với những thất bại xảy đến với mình.
Để thích ứng với môi trường đại học bạn nên có những khả năng gì?
Một cuộc khảo sát gần đây đối với các chuyên gia tư vấn tâm lý của các trường đại học Mỹ cho thấy: lo âu là trạng thái phổ biến mà họ thường được nghe thấy nhất từ sinh viên, sau đó là sự phiền muộn và mối quan hệ giữa các cá nhân. Cũng có rất nhiều chuyên gia tư vấn nói rằng họ thường thấy sinh viên trong trạng thái tâm lý cô đơn. Tại sao vậy?
Năng lực giải quyết vấn đề
Giáo sư tâm lý học và tâm lý trị liệu của đại học Northwestern cho biết, trước khi để con cái chúng ta đối mặt với cuộc sống, nhất định phải bảo đảm rằng chúng có năng lực giải quyết vấn đề.
"Có rất nhiều sinh viên đại học khi gặp phải những rắc rối đã rất bối rối trong việc tìm cách giải quyết vấn đề, thậm chí còn không biết phải tìm phương pháp để giải quyết những vấn đề, ví dụ những vấn đề khá đơn giản như khi gặp phải những môn học khó hay mỗi quan hệ giữa bạn bè trong lớp không tốt, thì thường sẽ chọn cách trốn tránh hoặc vội vàng đưa ra những quyết định thiếu chính xác."
Chúng ta không nên chỉ tập trung vào phương án giải quyết cuối cùng, mà nên chú trọng nhiều hơn vào quá trình giải quyết các vấn đề, đó là: tìm ra vấn đề, tìm ra ít nhất năm cách giải quyết vấn đề, xem xét tính hiệu quả của từng phương pháp.
Học cách giải tỏa những cảm xúc tiêu cực
Khi mới bước chân vào cánh cửa đại học, có rất nhiều sinh viên không biết cách làm sao đối phó với những cảm xúc tiêu cực như: tức giận, cô đơn, khủng hoảng hay thất vọng. Những bậc phụ huynh nên sớm giúp con em mình nắm chắc các kĩ năng tự giải tỏa.
Những cách thức như chia sẻ với bạn bè, đi ra ngoài hít thở tập luyện một chút hay là viết nhật kí, đầu tư vào những gì bản thân cảm thấy hứng thú và yêu thích... đều là những cách giúp cảm xúc của ta đi vào quỹ đạo, như vậy sẽ giúp đầu óc tỉnh táo và suy xét vấn đề một cách sáng suốt hơn.
Học cách nói "không", và nhìn "xa" hơn
Mỗi chúng ta là những cá thể riêng biệt, ngay bây giờ chúng ta có thể tìm được những cá thể giống như ta hay gần giống như ta; nhưng cũng có thể chúng ta vẫn chưa tìm thấy. Nhưng đừng vì thế mà ép mình vào một nhóm người cố định nào cả nếu ta không cảm thấy thoải mái.
Mỗi khi bước ra những chân trời mới, mỗi chúng ta đều sẽ hiểu ra mỗi vấn đề chúng ta gặp phải. Thực chất trong vòng sinh mệnh của mỗi người, không có gì là quá quan trọng cả. Học, đọc và đi ra ngoài nhiều hơn vẫn luôn là những cách tốt nhất để mỗi chúng ta làm mới bản thân mình, có cái nhìn mới hơn, hiểu biết hơn về thế giới này.
CafeBiz
© 2024 | Tạp chí NƯỚC ĐỨC