Ấn Độ đoạn tuyệt với Nga trong việc phát triển tiêm kích tàng hình AMCA

Ấn Độ đoạn tuyệt với Nga trong việc phát triển tiêm kích tàng hình AMCA

New Delhi khẳng định, các công ty Mỹ như Raytheon và Northrop Grumman đã đóng góp đáng kể vào việc tạo ra KF-21. Trong khi đó dự án KAAN của Thổ Nhĩ Kỳ được hưởng lợi từ sự giúp đỡ của BAE Systems đến từ Anh cũng như một vài đối tác Mỹ.

1 An Do Doan Tuyet Voi Nga Trong Viec Phat Trien Tiem Kich Tang Hinh Amca

Tiêm kích tàng hình AMCA của Ấn Độ bị nhận xét khó thành công nếu “đoạn tuyệt” hợp tác với Nga.

2 An Do Doan Tuyet Voi Nga Trong Viec Phat Trien Tiem Kich Tang Hinh Amca

Mới đây Hàn Quốc đã đặt mua lô tiêm kích tàng hình nội địa KF-21 Boramae đầu tiên, trong khi Thổ Nhĩ Kỳ cũng đạt được bước tiến đáng kể với dự án chế tạo máy bay chiến đấu thế hệ năm KAAN của riêng mình.

Khi so sánh hai dự án trên có thể thấy sự chậm trễ nghiêm trọng tại Ấn Độ, New Delhi đang cố gắng phát triển chiến đấu cơ AMCA thế hệ thứ 5, nhưng nó vẫn chưa được tạo ra dù chỉ dưới dạng nguyên mẫu.

Bộ Quốc phòng Ấn Độ giải thích với ấn phẩm EurAsian Times rằng những khó khăn và chậm trễ trong chương trình tiêm kích AMCA là do phụ thuộc vào sự phát triển trong nước:

"Các chương trình cạnh tranh như KF-21 và KAAN đã đạt được tiến bộ nhưng phụ thuộc nhiều vào hỗ trợ cũng như công nghệ nước ngoài, trong khi Ấn Độ chú trọng việc phát triển năng lực của chính mình".

3 An Do Doan Tuyet Voi Nga Trong Viec Phat Trien Tiem Kich Tang Hinh Amca

"Sự phụ thuộc này tạo ra những trở ngại tiềm ẩn. Đối tác nước ngoài có thể đưa ra những ưu tiên riêng khi thực hiện đơn hàng, hoặc chịu ảnh hưởng về tình hình địa chính trị luôn thay đổi".

"Hơn nữa, sự phụ thuộc vào các nguồn công nghệ quan trọng từ bên ngoài sẽ hạn chế quyền kiểm soát của một quốc gia đối với sản phẩm cuối cùng và làm tăng nguy cơ gián điệp", tờ EurAsian Times dẫn bình luận từ một quan chức Bộ Quốc phòng Ấn Độ.

Trong khi đó, Ấn Độ đã đi theo con đường riêng khi chế tạo chiếc AMCA. New Delhi sẵn sàng từ bỏ các mối quan hệ đối tác tiềm năng và đặt mục tiêu đạt được hơn 70% tỷ lệ nội địa hóa cho tiêm kích tương lai của mình.

"Chiến lược này đảm bảo rằng Ấn Độ giữ được toàn bộ sự chủ động về công nghệ đối với tiêm kích AMCA, đồng thời giảm thiểu rủi ro liên quan đến địa chính trị và sự phụ thuộc vào bên ngoài", đại diện Bộ Quốc phòng Ấn Độ nói rõ.

Đứng trước thành công ban đầu của các chương trình tiêm kích thế hệ năm do Hàn Quốc và Thổ Nhĩ Kỳ phát triển, đơn vị chịu trách nhiệm về AMCA - Tổ chức Nghiên cứu và Phát triển Quốc phòng Ấn Độ (DRDO) đã đưa ra lời giải thích về tốc độ làm việc chậm chạp như sau:

"Việc phát triển máy bay chiến đấu AMCA của Ấn Độ đã gặp phải trở ngại ngay từ đầu. Hợp tác với Nga theo chương trình FGFA bắt đầu từ năm 2008 đã gặp phải vấn đề về thiết kế động cơ và khả năng tàng hình, khiến chúng tôi phải bắt tay làm lại từ đầu".

Tuy nhiên việc từ bỏ toàn bộ những thành tựu đã thu được trong dự án FGFA tiến hành cùng Nga trước đó cũng bị đánh giá là bước đi không thực sự hợp lý của Ấn Độ.

New Delhi nên tận dụng những ưu điểm mà chiếc FGFA mang lại, kết hợp thêm với những công nghệ mà họ học hỏi được từ nền khoa học kỹ thuật phương Tây mà New Delhi đang được tiếp cận rộng rãi sẽ mang lại hiệu quả cao hơn.

Với con đường đặc biệt của mình, theo giới chuyên môn, sẽ không ngạc nhiên nếu chiếc AMCA trải qua hàng chục năm phát triển và “lạc hậu ngay từ khi chưa sẵn sàng” như trường hợp tiêm kích LCA Tejas hiện nay.

Nguồn: Báo An Ninh Thủ Đô


© 2024 | Tạp chí NƯỚC ĐỨC



 

Bài liên quan