1. Lời nói dối tạo nên thiên tài Thomas Edison
Hồi còn nhỏ tuổi, Edison là một trong những cậu bé được rất nhiều giáo viên chú ý, đến nỗi giáo viên chủ nhiệm phải viết thư cho bà.
Bà nói với con trai mình rằng cô giáo nói về con như sau: "Con trai bà là một thiên tài. Trường học này quá bé và không có giáo viên đủ tốt để đào tạo nó. Xin hãy để nó tự dạy chính mình".
Thế nhưng Edison đã hoàn toàn bị lừa, thực chất trong lá thư đó viết rằng: "Con trai bà là một kẻ đần độn. Chúng tôi sẽ không để nó đến trường nữa".
Bí mật này được Edison phát hiện khi mẹ đã qua đời và lúc này Edison đã trở thành một trong những nhà phát minh vĩ đại nhất thế kỷ, ông ngồi xem lại những vật dụng cũ trong gia đình.
Điều này đã có sự tác động không nhỏ đến Edison, ông viết vào nhật ký của mình như sau: "Thomas Alva Edison là một đứa trẻ đần độn, nhờ người mẹ anh hùng mà trở thành thiên tài của thế kỷ".
Lời nói dối của mẹ Edison tưởng chừng không có giá trị nhưng thực chất đã là động lực quan trọng giúp ông ghi danh vào lịch sử thế giới. Nếu không có bà có lẽ chúng ta khó lòng có được nhà khoa học vĩ đại như vậy.
2. Adolf Hitler và lời tuyên truyền của Đức Quốc xã
Trong những năm 1930, chủ nghĩa phát xít bắt đầu phát sinh ở Đức với quan điểm chống Do Thái mạnh mẽ. Trước đó, người Do Thái vốn đã phải chịu đựng một lịch sử lâu dài liên quan đến những thành kiến liên quan đến hoạt động khủng bố.
Tuy nhiên, dưới thời Hitler, chủ nghĩa chống Do Thái được đẩy lên một tầm cao mới với chính sách gọi là "Giải pháp cuối cùng", trong đó tìm cách loại bỏ hoàn toàn người Do Thái rá khỏi Trái đất.
Adolf Hitler cùng với người phụ trách tuyên truyền của Đức Quốc xã là Joseph Goebbels đã phát động một chiến dịch lớn, thuyết phục người dân Đức rằng, người Do Thái là kẻ thù của dân tộc. Họ đổ tội cho người Do Thái chính là nguyên nhân làm người Đức thua trong Thế chiến thứ I và là những người máu lạnh, độc ác, sát hại trẻ em trong các dịp lễ thánh.
Hitler quan niệm rằng: "Mọi lời nói dối, dù nhỏ hay lớn, khi nói ra thì mọi người sẽ đều tin nếu bạn nhắc lại nó đủ nhiều. Vấn đề mấu chốt là người ta có đủ can đảm để nói dối hay không mà thôi".
Kết quả là với lời nói dối ấy, Hitler đã thành công trong việc thuyết phục cả dân tộc Đức rằng người Do Thái chính là kẻ thù của họ. Người Do Thái bị bắt giữ hàng loạt, đẩy vào các trại tập trung và tạo nên vụ thảm sát Holocaust đi vào lịch sử nhân loại.
3. Lời nói dối về lịch sử của hộp sọ Piltdown
Sau khi Charles Darwin công bố nghiên cứu mang tính cách mạng của mình "Nguồn gốc ra đời của các loài" vào năm 1859, các nhà khoa học bắt đầu tìm ra hóa thạch của tổ tiên loài người.
Họ tìm cái gọi là "liên kết còn thiếu" để lấp đầy khoảng trống trên tiến trình tiến hóa của con người.
Khi nhà khảo cổ học Charles Dawson khai quật những gì ông nghĩ là một liên kết còn thiếu trong năm 1910, những gì ông thực sự tìm thấy là một trong những trò lừa đảo lớn nhất trong lịch sử.
Ông Dawson đã tìm thấy một hộp sọ còn răng ở mỏ đá Piltdown ở Sussex, nước Anh nên gọi hóa thạch là hộp sọ Piltdown. Nhà nghiên cứu đã mang khám phá của mình đến nhà cổ sinh vật học nổi tiếng Arthur Smith Woodward, người đã tuyên bố rằng hộp sọ thực sự là một hóa thạch của tổ tiên loài người.
Phải hàng thập kỉ sau, lời nói dối mới được phanh phui. Năm 1950, người ta phát hiện ra rằng, hộp sọ Piltdown chỉ có vỏn vẹn 600 tuổi và bộ hàm của nó thuộc về một con đười ươi chứ không phải là vượn cổ, thậm chí, răng cũng được nhuộm. Như vậy, hộp sọ Piltdown cũng chỉ là một tác phẩm chế tác mà thôi.
Giới khoa học đã bị lừa. Vậy ai là người gian lận? Nhiều nghi phạm đã bị kể tên, bao gồm cả ông Dawson. Ngày nay, hầu hết các dấu hiệu chỉ vào Martin A. C. Hinton - một tình nguyện viên bảo tàng tại thời điểm phát hiện.
4. Anna Anderson giả làm công chúa Anastasia
Cuộc cách mạng Bolshevik nổ ra năm 1918 đã lấy đi mạng sống của công chúa Nga cuối cùng là Anastasia cùng với những thành viên hoàng tộc còn lại trong gia đình cô. Người ta không tìm thấy thi hài của Ana cũng như những người khác trong gia đình.
Do vậy, rất nhiều người đã tự nhận mình là công chúa Anastasia của dòng họ hoàng gia Romanov. Anna Anderson là một trong những trường hợp nổi tiếng nhất tự nhận là con gái út của Sa hoàng Nicholas II.
Lý do là giữa Anna Anderson và công chúa Anastasia có rất nhiều điểm giống nhau. Đặc biệt là Anderson còn biết rất nhiều chi tiết về cuộc đời của các thành viên hoàng gia, từ đó khiến cho rất nhiều người tin cô là công chúa thật sự.
Rất nhiều người phải công nhận điều này, sự thật này được tiết lộ vào năm 1927 khi một người bạn cũ của Anderson công khai tên thật của cô tuy nhiên thời điểm này không có bằng chứng nào cáo buộc cô.
Việc kiểm tra pháp lý và nhiều vụ tố tụng đã kéo dài trong nhiều thập kỉ cho đến tận khi Anderson qua đời năm 1984. Nhiều năm sau, các xác minh về ADN đã chứng minh rằng cô gái này không phải là Anastasia.
5. Lời nói dối về ngựa gỗ thành Troy
Nếu tất cả đều công bằng trong tình yêu và chiến tranh, lời nói dối về ngựa gỗ thành Troy có thể được tha thứ.
Sau khi hoàng tử Paris trốn thoát với Helen - vợ của vua Menelaus, nhà vua đã quyết định dẫn quân đi đánh thành Troy, giành lại Helen và lấy lại tôn nghiêm của mình. Thế là từ đó cuộc chiến tranh thành Troy huyền thoại đã bùng nổ, kéo dài suốt 10 năm đằng đẵng.
Cuộc chiến dài khiến người dân thành Troy tin rằng cuối cùng họ đã vượt qua được người Hy Lạp. Tuy nhiên, họ không biết rằng người Hy Lạp đang dựng nên một kế hoạch chu đáo khác.
Hy Lạp đã làm ra một con ngựa gỗ khổng lồ với một cái bụng rỗng có thể giấu nhiều binh lính ở trong. Sau khi người Hy Lạp thuyết phục kẻ thù của họ rằng, chú ngựa gỗ đó là một đề nghị hòa bình thì người Trojans vui vẻ chấp nhận và mang nó vào trong thành trì kiên cố của họ.
Đêm hôm đó, khi binh sĩ thành Troy ngủ say, quân lính Hy Lạp ẩn bên trong con ngựa gỗ đã chui ra và tấn công tiêu diệt quân địch một cách bất ngờ. Nhờ mưu này mà họ đã hạ được thành địch.
Đây là một trong những thủ đoạn lớn nhất và thành công nhất được biết đến trong lịch sử. Trong văn hóa phương Tây, câu chuyện về ngựa gỗ thành Troy thường được sử dụng như một lời cảnh báo với mọi người rằng hãy cẩn thận khi nhận quà của kẻ thù.
6. Vụ bê bối Watergate
Watergate là vụ bê bối lớn nhất trong lịch sử chính trị Mỹ, kéo theo hệ quả là lần đầu tiên và duy nhất cho tới thời điểm này, một Tổng thống phải từ chức trước khi hết nhiệm kỳ.
Vào mùa hè trước khi Tổng thống Richard Nixon tái đắc cử nhiệm kỳ thứ 2, 5 người đàn ông đã bị bắt khi đột nhập vào trụ sở của Ủy ban Dân chủ Quốc gia, nằm trong khách sạn Watergate.
Các thông tin sau đó đều chỉ ra rằng, chính các quan chức thân cận với ông Nixon đã ra lệnh cho những kẻ trộm để lắp đặt thiết bị nghe nén. Câu hỏi nhanh chóng được đặt ra là liệu ông Nixon đã biết sự thật, quyết định che đậy hay thậm chí là chính ông ra lệnh đột nhập?.
Tháng 8/1972, Tổng thống Nixon tuyên bố trước 400 nhà báo rằng các nhân viên Nhà Trắng không liên quan đến vụ việc trên. Phát ngôn viên Nhà Trắng nói rằng sẽ không bình luận về "một kẻ đột nhập hạng 3". Mùa Đông năm đó, ông Nixon tái đắc cử Tổng thống, chiến thắng trước Thượng nghị sĩ George McGovern của Đảng Dân chủ với một khoảng cách an toàn.
Tuy nhiên, làn sóng chỉ trích, phản đối, kêu gọi luận tội và điều tra rõ ràng vụ nghe lén chưa bao giờ lắng xuống. Cho đến năm 1974, khi Ủy ban Tư pháp Hạ viện đang chuẩn bị luận tội Tổng thống thì ông tuyên bố từ chức.
Watergate cũng đánh dấu sự tham gia của báo chí, điển hình nhất trong trường hợp này là Washington Post, trong việc minh bạch hóa chính phủ và phanh phui các cuộc "đi đêm" của quan chức. Vụ phát hiện sự dính líu của chính quyền ông Nixon khi che đậy bê bối là thành quả chung các nhóm điều tra độc lập trong hệ thống chính trị Mỹ và các bài báo điều tra.
© 2024 | Tạp chí NƯỚC ĐỨC