VinFast trải qua một năm đầy lận đận trên sàn Nasdaq: Từ khởi điểm 22 USD xuống dưới 4 USD

VinFast trải qua một năm đầy lận đận trên sàn Nasdaq: Từ khởi điểm 22 USD xuống dưới 4 USD

Trong năm qua, cổ phiếu VinFast đã trải qua những biến động lớn. Vào ngày 22/4/2024, cổ phiếu VFS chạm đáy ở mức 2,25 USD sau khi xuất hiện nhiều thông tin tiêu cực về tình hình kinh doanh của hãng.

1 Vinfast Trai Qua Mot Nam Day Lan Dan Tren San Nasdaq Tu Khoi Diem 22 Usd Xuong Duoi 4 Usd

Cổ phiếu của VinFast, hãng xe hơi Việt Nam do tỷ phú Phạm Nhật Vượng thành lập, đã trải qua một năm giao dịch đầy thăng trầm trên sàn chứng khoán Nasdaq ở Mỹ.

Từ mức giá chào sàn ban đầu là 22 USD vào ngày 15/8/2023, cổ phiếu VinFast (mã VFS) nhanh chóng đạt đỉnh 93 USD vào ngày 28/8/2023, nhưng sau đó liên tục giảm mạnh, xuống còn 3,80 USD vào ngày 16/8/2024, tương đương chỉ 17% so với giá khởi điểm và giảm gần 96% so với mức đỉnh.

2 Vinfast Trai Qua Mot Nam Day Lan Dan Tren San Nasdaq Tu Khoi Diem 22 Usd Xuong Duoi 4 Usd

Giá cổ phiếu VinFast trên thị trường Nasdaq, Mỹ, hôm 16/8/2024 và biểu đồ 1 năm qua.

Trước đó, các cơ quan báo chí Mỹ đưa tin rằng kế hoạch xây dựng nhà máy của VinFast tại bang North Carolina bị đình trệ và hãng dự kiến thu nhỏ quy mô dự án. Đồng thời, một số nguồn tin từ truyền thông Hunterbrook cho thấy hơn 70% trong số gần 35.000 xe mà VinFast giao trong năm 2023 thực tế là giao cho các công ty thuộc sở hữu của tỷ phú Phạm Nhật Vượng, thay vì cho khách hàng cá nhân.

Sau khi chạm đáy, giá cổ phiếu VFS đã phục hồi và đạt 6,42 USD vào ngày 20/5/2024, nhờ vào sự quan tâm của thị trường đối với mẫu xe VF3 mới của VinFast. Tuy nhiên, từ đó đến nay, giá cổ phiếu lại tiếp tục xu hướng giảm, mất khoảng 40% giá trị.

VinFast đã phải đối mặt với nhiều thách thức trong năm qua, bao gồm việc bị Cơ quan An toàn Giao thông Xa lộ Quốc gia Mỹ (NHTSA) khởi sự điều tra một vụ tai nạn liên quan đến xe VinFast tại California, cùng với những khiếu nại về chất lượng xe VF8 và việc hãng chưa trả tiền thuê mặt bằng ở Mỹ. Mặc dù VinFast đã phản hồi rằng NHTSA không điều tra hãng và khẳng định đã thanh toán đầy đủ tiền thuê, những tin tức tiêu cực vẫn ảnh hưởng mạnh đến giá cổ phiếu.

Đến tháng 7/2024, VinFast thông báo hoãn kế hoạch mở nhà máy trị giá 4 tỷ USD tại bang North Carolina đến năm 2028, và giảm mục tiêu giao xe trong năm từ 100.000 chiếc xuống còn 80.000 chiếc. Công ty cũng ghi nhận lỗ ròng 618 triệu USD trong quý 1 và 730 triệu USD trong quý 2/2024, nối tiếp chuỗi lỗ kéo dài từ năm 2020 với lỗ lũy kế lên tới hơn 7,7 tỷ USD.

VinFast vẫn chưa hề có lãi và đã lỗ ròng

VinFast vẫn chưa hề có lãi và đã lỗ ròng lần lượt 618 triệu đô la và 730 triệu trong quý 1 và quý 2/2024. Năm 2023 và 2022, hãng bị lỗ ròng lần lượt là 2,39 tỷ đô la và 2,1 tỷ đô la.

Trước đó, hãng lỗ hơn 1,3 tỷ đô la vào năm 2021 và gần 800 triệu đô la vào năm 2020. Tính từ khi hãng được thành lập hồi tháng 6/2017 đến hết năm 2023, lỗ lũy kế lên đến hơn 7,7 tỷ đô la.

Về nợ nần, hãng cho biết trong báo cáo tài chính gửi cơ quan quản lý thị trường chứng khoán Mỹ rằng hãng nợ ngắn hạn đến ngày 31/12/2023 là hơn 5,8 tỷ đô la, tăng gần 110% so với năm 2022; nợ dài hạn là hơn 2,4 tỷ đô la, giảm khoảng 30% so với năm trước.

Cộng gộp lại, cả nợ ngắn hạn lẫn nợ dài hạn của hãng lên đến hơn 8,2 tỷ đô la trong toàn bộ năm ngoái, tăng hơn 30% so với năm kia.

VinFast hiện đang đối mặt với nợ ngắn hạn hơn 5,8 tỷ USD và nợ dài hạn hơn 2,4 tỷ USD, khiến tổng nợ của hãng trong năm 2023 lên đến hơn 8,2 tỷ USD, tăng hơn 30% so với năm trước đó.

Những thách thức về tài chính và thị trường tiếp tục đặt ra nhiều khó khăn cho VinFast trong thời gian tới.


© 2024 | Tạp chí NƯỚC ĐỨC



 

Bài liên quan